Xuất khẩu có thể hưởng lợi khi kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn

Các chuyên gia của Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng có ba tác động tích cực và hai ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam khi kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn.

Trong báo cáo vừa công bố, BSC nhận định về ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam.

Về tác động tích cực, nhóm phân tích cho rằng Việt Nam có thể giảm chi phí đầu vào sản xuất khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Ngoài ra, xuất khẩu có thể được hưởng lợi khi Trung Quốc gặp khó khăn, Việt Nam có thể thay thế vị trí này; đặc biệt ở thời điểm hiện tại, Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ trở thành đối tác chiến lược toàn diện.

Tin liên quanMỹ và Việt Nam: Từ Đối Tác Đến Đối Tác Chiến Lược Toàn DiệnMỹ và Việt Nam: Từ Đối Tác Đến Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam có thể được hưởng lợi tích cực từ việc chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam do ảnh hưởng từ rủi ro địa chính trị.

BSC cũng đề cập đến hai tác động tiêu cực. Các chuyên gia tại đây cho rằng hàng hóa Việt Nam chịu sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc cả ở thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đặc biệt trong xu hướng giảm giá của đồng Nhân dân tệ như hiện nay và từ đó có những ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại, tỷ giá.

Tin liên quanVốn ngoại tiếp tục chảy mạnh vào khu công nghiệpVốn ngoại tiếp tục chảy mạnh vào khu công nghiệp

Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc suy giảm trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. 

Theo BSC, tăng trưởng GDP của Trung Quốc không đạt như kỳ vọng khi tằng trưởng GDP quý II chỉ đạt 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 4,5% của quý I nhưng thấp hơn nhiều so với con số 7,3% được dự báo. Về phía cầu, tăng trưởng kinh tế chủ yếu được dẫn dắt bởi tiêu dùng và dịch vụ, trong đó tiêu dùng chứng kiến sự hồi phục mạnh nhất, chiếm 57,8% GDP của trong quý I.

CPI của Trung Quốc tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021 theo đó nền kinh tế Trung Quốc chính thức bước vào tình trạng “giảm phát”. Trong khi đó, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) cũng đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp kể từ tháng 10/2022, với mức giảm 4,4% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó xuất nhập khẩu tiếp tục suy yếu do nhu cầu tiêu dùng giảm, cầu trên thế giới thấp dẫn đến hoạt động sản xuất suy giảm. Tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.460 tỷ nhân dân tệ, giảm 8,3% so cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu giảm mạnh nhất trong 6 tháng 2023, tháng 7 giảm 12,4%, 7 tháng 2023 giảm 7,6% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài FDI quý II giảm xuống dưới mức 4,9 tỷ USD, giảm 87% so với cùng kỳ, đây là mức giảm lớn nhất từ năm 1998, do ảnh hưởng của chính sách zero-COVID cùng với căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã có tác động tiêu cực đến kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tháng 6/2023 tăng 21,3% so với tháng trước. Mới đây, Trung Quốc đã tạm dừng công bố dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi cụ thể khi tỷ lệ này tăng cao kỷ lục vào tháng 6/2023.

Nguồn: VietNambiz