Triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 của doanh nghiệp

Tiếp nối báo cáo khảo sat tình hình doanh nghiệp tháng 05/2023, dưới đây là báo cáo về những triển vọng kinh tế nửa cuối 2023 qua đánh giá của doanh nghiệp

Triển vọng kinh tế các tháng còn lại của năm 2023 được đánh giá qua ý kiến của DN về triển vọng kinh tế vĩ mô, triển vọng kinh tế ngành, khả năng tiếp cận thị trường vốn, triển vọng thị trường cho sản phẩm kinh doanh, dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Bức tranh nhìn chung cũng vẫn mang nhiều điểm tiêu cực. Trong bức tranh tiêu cực chung đó, DN ngành Xây dựng; các DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa; DN khu vực ngoài nhà nước; DN tại TP. HCM thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hơn. Do đó, trong việc xây dựng và thực thi chính sách các tháng còn lại trong năm 2023, cần có sự chú ý đến những DN thuộc các nhóm kể trên.

Tin liên quanBáo cáo khảo sát tình hình Doanh nghiệp tháng 05/2023Báo cáo khảo sát tình hình Doanh nghiệp tháng 05/2023

1. Triển vọng kinh tế vĩ mô

Có đến 81.4% DN được khảo sát vẫn đánh giá tiêu cực/ rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023, trong đó lựa chọn rất tiêu cực chiếm 23.0%, tiêu cực chiếm 58.4%. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chỉ chiếm 4.2% các DN được khảo sát.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023

Xét theo điểm, ĐTB chỉ đạt 2.0/5.0 cho thấy góc nhìn còn khá bi quan của DN về triển vọng chung trong những tháng còn lại của năm 2023. Không có sự chênh lệch nhiều giữa các ngành kinh tế trong đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô với những tháng còn lại năm 2023, trong đó DN ngành Xây dựng đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 có ĐTB thấp nhất. 

Bảng 2.11: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023

Liên quan đến loại hình DN, khu vực kinh tế nhà nước ít bi quan hơn các khu vực kinh tế còn lại nhưng ĐTB cũng chỉ ở mức 2.2/5 trong khi đó DN ngoài nhà nước chỉ có ĐTB là 2.0/5, thấp nhất trong các loại hình DN tham gia khảo sát.

Bảng 2.12: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023 theo loại hình DN

Điều đáng chú ý là, trong số các đầu tàu kinh tế, chỉ có DN đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng (2.08) có mức điểm đánh giá triển vọng cao hơn hẳn mức trung bình vốn rất thấp của cả nước. Các DN tại TP HCM có ĐTB thấp nhất trong các tỉnh, thành lớn được phân tích và thấp hơn khá nhiều so với mức TBC cả nước. Với thực tế này tại các đầu tầu kinh tế của cả nước, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 6.5% do Quốc hội đề ra có thể sẽ gặp nhiều thách thức, tương đồng với ý kiến phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế.

Bảng 2.13: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 theo địa phương

Xét theo quy mô lao động, không có sự khác nhau nhiều giữa các DN. DN có quy mô lao động từ 51 đến 100 có ĐTB thấp nhất (1.96), sau đó đến DN có quy mô lao động từ 11 đến 50 (2.00). DN có quy mô lao động từ 101 đến 200 có ĐTB cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 2.04/5.0.

Bảng 2.14: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 theo quy mô lao động

Xét theo quy mô doanh thu năm 2022, DN có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, ĐTB thấp nhất đạt 1.96 trong khi đó DN có doanh thu trên 1500 tỷ có ĐTB cao nhất, đạt 2.09. Xu hướng đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2023 của DN theo quy mô doanh thu khá tương đồng so với đánh giá về tình hình kinh tế hiện tại.

Bảng 2.15: Đánh giá của DN về triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 theo quy mô doanh thu năm 2022

Dự ánGran Melia Nha TrangGran Melia Nha Trang

2. Triển vọng kinh tế ngành

Kết quả khảo sát chỉ ra triển vọng kinh tế ngành qua đánh giá của DN vẫn khá tiêu cực. Có đến 83.7% DN đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực, trong đó có 29.6% là rất tiêu cực.

Biểu đồ 2.7: Đánh giá của DN về triển vọng kinh doanh của DN trong ngành năm 2023

Tính trên thang điểm 5, mức ĐTB chỉ đạt 1.91/5. Như vậy, bối cảnh chung của kinh tế ngành năm 2023 ở mức tiêu cực theo đánh giá của các DN. Trong đánh giá nhiều bi quan về triển vọng kinh tế các ngành, DN ngành dịch vụ có điểm số cao nhất (1.96), thể hiện sự ít bi quan hơn trong khi đó DN xây dựng tiếp tục có điểm số trung bình thấp nhất (1.79).

Bảng 2.16: Đánh giá của DN về triển vọng kinh doanh của DN năm 2023 theo các ngành

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đánh giá triển vọng kinh tế ngành bi quan hơn mức bi quan chung của tất cả các DN. Ở chiều ngược lại, DN FDI và DN nhà nước tỏ ra ít bi quan hơn khi có ĐTB cao hơn mức chung, trong đó ĐTB của DN nhà nước tỏ ra vượt trội so với hai loại hình còn lại (2.23).

Bảng 2.17: Đánh giá về triển vọng kinh doanh của DN trong ngành năm 2023 theo các loại hình DN

Xét theo địa phương, các DN tại TP HCM có mức ĐTB thấp nhất (1.84), cho thấy mức đánh giá tiêu cực nhất về triển vọng kinh doanh của DN trong ngành trong năm 2023. DN tại Hà Nội có ĐTB cao nhất (1.97) cho thấy mức độ ít tiêu cực nhất trong số các địa phương được phân tích.

Bảng 2.18. Đánh giá của DN về triển vọng kinh doanh của DN trong ngành năm 2023 theo địa phương

3. Triển vọng tiếp cận vốn

Theo đánh giá của DN, khả năng tiếp cận vốn của DN trong năm 2023 cũng cho thấy bức tranh tiêu cực. Theo kết quả khảo sát, 79.1% DN đánh giá triển vọng tiếp cận vốn là tiêu cực/rất tiêu cực (trong đó 37.2% đánh giá là rất tiêu cực) và ĐTB chỉ đạt 1.87/5. Đây là vấn đề rất lớn của nền kinh tế và từng DN, trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao, niềm tin từ thị trường trái phiếu, chứng khoán thì đều chưa thể phục hồi.

Biểu đồ 2.8: Đánh giá của DN về khả năng tiếp cận vốn của DN trong năm 2023

Xét theo nhóm ngành, DN ngành Xây dựng đánh giá bi quan nhất về triển vọng tiếp cận thị trường vốn khi chỉ có mức ĐTB 1.79, thấp hơn mức trung bình của các DN và thấp nhất trong các ngành kinh tế. Các DN trong ngành Công nghiệp và Nông, lâm nghiệp và thủy sản đánh giá triển vọng tiếp cận vốn cao nhất, ở mức điểm 1.91, nhưng vẫn là mức tiêu cực.

Bảng 2.19: Đánh giá của DN về khả năng tiếp cận thị trường vốn theo ngành

Tương tự các nội dung khác, các DN nhà nước và FDI ít bi quan hơn DN ngoài nhà nước trong đánh giá triển vọng tiếp cận thị trường vốn. Các mức điểm trung bình lần lượt là 2.27, 2.05 và 1.85. Có thể thấy, các DN ngoài nhà nước có ĐTB về triển vọng tiếp cận vốn thấp hơn rất nhiều so với các DN nhà nước.

Bảng 2.20 Đánh giá của DN về khả năng tiếp cận thị trường vốn theo loại hình DN

Theo địa phương, các DN TP.HCM đánh giá mức ĐTB thấp nhất (1.77), trong khi đó, các DN đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng có ĐTB cao nhất (1.98). Bình Dương cũng là địa phương có ĐTB về triển vọng tiếp cận thị trường vốn do DN đánh giá thấp hơn mức trung bình chung cả nước.

Bảng 2.21. Đánh giá của DN về triển vọng tiếp cận thị trường vốn theo địa phương

Xét theo quy mô lao động của DN, DN có quy mô càng nhỏ càng đánh giá tiêu cực về khả năng tiếp cận thị trường vốn trong năm 2023. Các DN dưới 100 lao động đều có mức ĐTB kém mức chung của cả nước, trong đó mức ĐTB của DN có dưới 10 lao động là thấp nhất, đạt 1.79. Trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, nếu tiếp cận vốn khó khăn, DN quy mô nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì cũng như phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bảng 2.22. Đánh giá của DN về triển vọng tiếp cận thị trường vốn theo quy mô lao động của DN

Xét theo quy mô doanh thu năm 2022, nhóm DN có doanh thu dưới 3 tỷ đồng có ĐTB thấp nhất (1.70) trong khi nhóm có doanh thu từ 301 đến 1000 tỷ và trên 1500 tỷ có ĐTB cao nhất là 2.08. Kết quả này tương đối đồng nhất với ý kiến đánh giá của DN dựa trên quy mô lao động. Các DN nhỏ vẫn có xu hướng đánh giá tiêu cực hơn trong khả năng tiếp cận vốn trong năm 2023.

Xét theo quy mô doanh thu năm 2022, nhóm DN có doanh thu dưới 3 tỷ đồng có ĐTB thấp nhất (1.70) trong khi nhóm có doanh thu từ 301 đến 1000 tỷ và trên 1500 tỷ có ĐTB cao nhất là 2.08. Kết quả này tương đối đồng nhất với ý kiến đánh giá của DN dựa trên quy mô lao động. Các DN nhỏ vẫn có xu hướng đánh giá tiêu cực hơn trong khả năng tiếp cận vốn trong năm 2023.

4. Triển vọng thị trường

Liên quan đến triển vọng thị trường cho các sản phẩm kinh doanh, 80% DN tham gia khảo sát đánh giá triển vọng thị trường cho các sản phẩm kinh doanh của DN mình trong năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực, trong đó 28.8% đánh giá rất tiêu cực. Chỉ có 4,5% DN tham gia khảo sát đánh giá triển vọng thị trường là rất tích cực/tích cực.

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của DN về triển vọng thị trường cho các sản phẩm của DN trong năm 2023

Tính theo ĐTB, các DN đánh giá triển vọng thị trường cho các sản phẩm chỉ ở mức 1.97, ở mức tiêu cực. Bức tranh về thị trường cho các sản phẩm của DN cũng thể hiện sự tiêu cực. DN ngành Xây dựng có mức ĐTB thấp nhất (1.84) trong khi ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản và Dịch vụ có ĐTB cao hơn mức trung bình chung và trên 2 (lần lượt là 2.04 và 2.0).

Bảng 2.24: Đánh giá của DN về triển vọng thị trường cho các sản phẩm trong năm 2023 phân theo ngành

Phân theo loại hình DN, DN ngoài nhà nước có mức đánh giá ĐTB thấp hơn mức chung của các loại hình DN, trong đó ĐTB của DN ngoài nhà nước thấp nhất (1.96).

Bảng 2.25: Đánh giá của DN về triển vọng thị trường cho các sản phẩm trong năm 2023 phân theo loại hình DN

Xét theo địa phương, các DN tại TP.HCM có ĐTB đánh giá thấp nhất về triển vọng thị trường cho các sản phẩm kinh doanh của mình (1.89), sau đó là Đà Nẵng (1.92) và Đồng Nai (1.95), là các địa phương được phân tích có mức ĐTB thấp hơn mức trung
bình chung. Các DN đăng ký kinh doanh tại Hà Nội tiếp tục có đánh giá ít tiêu cực nhất về triển vọng thị trường cho các sản phẩm của DN mình (2.20), sau đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Hải Phòng.

Bảng 2.26: Đánh giá của DN về triển vọng thị trường cho các sản phẩm trong năm 2023 phân theo địa phương

ĐTB của các DN chỉ hoạt động trong thị trường nội địa (1.93) thấp hơn so với các DN hướng đến thị trường quốc tế (2.03) và các DN hướng đến cả thị trường nội địa và quốc tế (2.04).

Bảng 2.27: Đánh giá của DN về triển vọng thị trường cho các sản phẩm trong năm 2023 phân theo phạm vi hoạt động

Điều này cho thấy niềm tin vào thị trường nội địa và quốc tế đều ở mức thấp. Do đó, kích cầu nội địa cũng là giải pháp cần phải tính đến trong trọng tâm chính sách nửa cuối năm 2023.

5. Triển vọng phát triển của DN

Triển vọng của DN trong năm 2023 theo đánh giá từ chính các DN cũng thể hiện bức tranh tiêu cực như trạng thái chủ đạo của tổng thể bức tranh kinh tế theo kết quả khảo sát. Có đến 82.3% DN được khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô; ngừng/tạm ngừng kinh
doanh hoặc giải thể; chỉ 13.5% giữ nguyên quy mô. Tỷ lệ DN mở rộng quy mô chỉ đạt 4.3%, trong đó chỉ 0.7% dự kiến mở rộng quy mô mạnh mẽ. Đặc biệt, tỷ lệ DN ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10.9%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12.4%. Đây là con số đáng báo động và tương đồng với báo cáo của Tổng cục Thống kê khi 4 tháng đầu năm có 77.000 DN rút khỏi thị trường, tăng 25.1% so với cùng kỳ 2022. Bình quân mỗi tháng có trên 19.000 DN rút khỏi thị trường. Khảo sát diễn ra vào cuối tháng 4, kết quả phần nào cho thấy bức tranh tiêu cực của Quý I vẫn có thể tiếp diễn trong Quý II và các Quý còn lại của năm 2023.

Biểu đồ 2.10: Dự kiến hoạt động của DN trong những quý còn lại của năm 2023

Tính theo ngành kinh tế, DN ngành Xây dựng tiếp tục thể hiện bức tranh tiêu cực nhất về triển vọng năm 2023. Có đến 89.0% DN ngành Xây dựng dự kiến giảm quy mô hoạt động, ngừng kinh doanh chờ giải thể, tạm ngừng kinh doanh, trong đó tỷ lệ dừng/tạm dừng kinh doanh lên đến 29.5% DN trong ngành tham gia khảo sát.

Biểu đồ 2.11: Dự kiến hoạt động của DN trong những quý còn lại của năm 2023 phân theo ngành

Phân theo loại hình DN, tỷ lệ dự kiến giảm quy mô, ngừng kinh doanh và chờ giải thể, tạm ngừng kinh doanh của DN ngoài nhà nước với tỷ lệ tương ứng 82.9%, trong đó ngừng/tạm ngừng kinh doanh là 24.4%. DN nhà nước có triển vọng ít tiêu cực nhất khi tỷ lệ dự kiến ngừng kinh doanh và chờ giải thể, tạm ngừng kinh doanh, giảm quy mô ở mức 61.8%. Trong đó, tính riêng tỷ lệ DN nhà nước dự kiến ngừng/tạm ngừng kinh doanh là 10.5%. Kết quả này phản ánh bức tranh tiêu cực chung của nền kinh tế trong thực tế, bao gồm cả DN nhà nước.

Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2022, tính đến thời điểm 31/12/2020, có 1963 DN nhà nước (bao gồm DN 100% vốn nhà nước và DN có vốn nhà nước chi phối) đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), chiếm 0.3% tổng số DN đang hoạt động có kết quả SXKD, giảm 6.9% so với cùng thời điểm năm trước (trong đó: DN kinh doanh có lãi chiếm 77.6%; DN kinh doanh hòa vốn chiếm 3.7%; DN kinh doanh lỗ chiếm 18.7%). Xu hướng số lượng DN nhà nước giảm mạnh có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, khi theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 20212, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước chỉ còn 826 DN nhà nước.

Bảng 2.28: Dự kiến hoạt động của DN trong những quý còn lại của năm 2023 phân theo loại hình DN

Xét theo địa phương, Đà Nẵng đứng đầu trong các địa phương về tỷ lệ DN dự kiến ngừng/tạm ngừng kinh doanh (30.3%), cao hơn khá nhiều mức trung bình cả nước (23.3%). Đồng Nai đứng đầu các địa phương được phân tích về tỷ lệ DN giảm mạnh quy mô hoạt động (43.9%), sau đó đến Bà Rịa – Vũng Tàu (42.4). Đây là các địa phương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có nhiều DN tham gia sản xuất xuất khẩu. Kết quả này khá liên quan với bức tranh sụt giảm mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu các tháng đầu năm 2023 và là vấn đề đáng báo động vì khi đa số DN gặp khó khăn, nền kinh tế của từng địa phương và cả quốc gia sẽ gặp khó khăn

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ DN dự kiến giảm quy môn, tạm ngừng/ngừng kinh doanh trong năm 2023 tại các địa phương

Trong số 7333 DN dự kiến còn hoạt động năm 2023 (trong tổng số 9556 DN tham gia khảo sát), tỷ lệ DN giảm quy mô lao động năm 2023 lên đến 71.2%. Như vậy, có thể làn sóng sa thải người lao động sẽ tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023 do những khó khăn vĩ mô và nội tại của DN.

Biểu đồ 2.13: Dự kiến quy mô lao động của DN trong các quý còn lại của năm 2023

Tính theo ngành thì DN ngành XD có tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động từ trên 5% lớn nhất (79.8%), trong đó có đến 29.9% dự kiến giảm trên 50% lao động Tính theo loại hình DN, tỷ lệ DN dự kiến giảm quy mô lao động trên 5% trong năm 2023 của DN ngoài nhà nước (72.4%). Tính theo địa phương, TP HCM có tỷ lệ DN dự kiến giảm trên 50% lao động cao nhất
(25.8%), sau đó đến Bình Dương (24.0%). Mức giảm từ 21 đến 50% thì Bình Dương có tỷ lệ lớn nhất (26.6%), sau đó đến TP HCM (25.0%

Dự kiến quy mô doanh thu của số DN còn hoạt động năm 2023 cũng chứng kiến bức tranh tiêu cực qua đánh giá của DN. 80.7% DN còn hoạt động dự kiến doanh thu giảm trên 5%, trong đó 29.4% dự kiến mức giảm trên 50%; 30.7% giảm từ 21 đến 50%
và 20.6% giảm từ 5 đến 20%. Ở chiều ngược lại, chỉ có 2.5% DN dự kiến có doanh thu
tăng trong các quý còn lại của năm 2023.

Biểu đồ 2.14: Dự kiến doanh thu của DN trong các quý còn lại của năm 2023

DN ngành Xây dựng có tỷ lệ giảm doanh thu trên 5% cao nhất (86.2%), trong đó doanh thu giảm trên 50% chiếm 38.2% số DN ngành Xây dựng được khảo sát. Ngành Công nghiệp có tỷ lệ giảm doanh thu từ 21 đến 50% cao nhất, chiếm 33.8% DN của ngành này được khảo sát và còn hoạt động trong năm 2023. Xét theo loại hình DN, DN ngoài nhà nước có tỷ lệ DN giảm từ trên 5% doanh thu các quý còn lại năm 2023 chiếm tới 81.3% số DN được khảo sát, trong đó 31.0% DN còn hoạt động ở nhóm này dự kiến giảm trên 50% quy mô doanh thu. Khu vực kinh tế nhà nước và FDI có mức độ đánh giá ít tiêu cực hơn các loại hình còn lại về dự kiến doanh thu những tháng còn lại của năm 2023. Theo địa phương, TP. HCM có tỷ lệ DN có doanh thu giảm trên 50% chiếm 34.6% DN thành phố tham gia khảo sát, đứng đầu các địa phương được phân tích, sau đó là Bình Dương (33.9%). Ở mức giảm từ 21 đến 50% doanh thu, Bình Dương (31.3%) và Đồng Nai (30.6%), Bà Rịa Vũng Tàu (30.6%) là ba địa phương có tỷ lệ cao nhất.

Nguồn: VnExpress