- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Báo cáo khảo sát tình hình Doanh nghiệp tháng 05/2023
Để đánh giá khó khăn hiện tại cũng như triển vọng kinh doanh từ nay đến cuối năm 2023 và nắm bắt các kiến nghị của doanh nghiệp (DN), Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát trực tuyến từ ngày 13 tháng 04 đến 23 tháng 04 năm 2023.
Thông tin khảo sát
- Tổng số DN tham gia: 9556 đại diện DN (sau khi làm sạch dữ liệu), trong đó:
+ Cơ cấu DN theo địa phương:
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu DN tham gia khảo sát theo địa phương (Đơn vị: %)
+ Cơ cấu theo loại hình DN:
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu DN tham gia khảo sát theo loại hình DN (Đơn vị: %)
+ Cơ cấu theo ngành, nghề sản xuất, kinh doanh:
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu DN tham gia khảo sát theo ngành sản xuất, kinh doanh (Đơn vị: %)
+ Cơ cấu DN theo quy mô lao động ở thời điểm khảo sát
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu DN tham gia khảo sát theo quy mô lao động
+ Cơ cấu DN theo doanh thu năm 2022
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu DN tham gia khảo sát theo doanh thu năm 2022 (Đơn vị: %)
Các DN tham gia khảo sát có tính đa dạng về quy mô, loại hình, lĩnh vực, nơi đăng ký kinh doanh, vì thế, các kết quả, thông tin tổng hợp được thể hiện trong báo cáo sẽ có tính đại diện khá cao cho tiếng nói của DN trong thực tiễn.
2. Kết quả khảo sát chính
2.1. Tình hình kinh tế hiện tại qua đánh giá của DN
Kết quả khảo sát cho thấy một bức tranh “xám màu” của nền kinh tế qua đánh giá của DN, từ kinh tế vĩ mô đến kinh tế ngành.
Nhìn chung, đánh giá về tình hình kinh tế hiện tại, bao gồm kinh tế vĩ mô và kinh tế ngành so với năm 2022, đa số DN tham gia khảo sát đều thể hiện ý kiến đánh giá tiêu cực đến rất tiêu cực so với cùng kỳ năm 2022. Trong bức tranh chung tiêu cực đó, các DN ngành Xây dựng; DN tư nhân; DN quy mô nhỏ, và DN đăng ký kinh doanh tại TP. HCM thể hiện mức độ tiêu cực hơn.
2.1.1. Tình hình kinh tế vĩ mô
Xét theo tỷ lệ, có đến 92.1% các DN đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay tiêu cực/rất tiêu cực so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có 44% đánh giá là rất tiêu cực.
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của DN về tình hình kinh tế vĩ mô so với năm 2022 (Đơn vị: %)
Nếu tính theo điểm số từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất tiêu cực, 5 là rất tích cực theo thang Likert thì điểm trung bình (ĐTB) mà DN đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô là 1.67/5 và không có độ chênh nhiều giữa các DN. Đồng thời, cũng không có nhiều sự khác biệt trong đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô giữa DN các ngành khi mà tỷ lệ DN đánh giá tình hình tiêu cực/rất tiêu cực ở các ngành đều chiếm trên 90%, trong đó DN ngành Xây dựng đánh giá tiêu cực nhất. Cụ thể: Có đến 94.1% DN ngành Xây dựng đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về tình hình kinh tế vĩ mô, trong khi tỷ lệ này ở DN ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản và ngành Công nghiệp lần lượt là 90.7% và 92.3%.
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của DN các ngành về tình hình kinh tế vĩ mô so với năm 2022
Nhìn vào giá trị ĐTB của các ngành, cũng có thể thấy rõ bức tranh tiêu cực trên bình diện cả nền kinh tế và trong từng ngành, trong đó DN ngành Xây dựng thể hiện sự bi quan nhất khi chỉ có ĐTB là 1.6/5.
Bảng 2.1: Đánh giá của DN các ngành về tình hình kinh tế vĩ mô so với năm 2022
Xét theo loại hình DN, các DN nhà nước, sau đó là DN FDI đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô ít tiêu cực hơn loại hình DN ngoài nhà nước thể hiện qua tỷ lệ % DN lựa chọn các phương án tiêu cực và rất tiêu cực và ĐTB trong đánh giá.
Bảng 2.2: Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô so với năm 2022 theo loại hình DN
Xét theo địa phương, các DN tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) có mức độ bi quan về tình hình kinh tế vĩ mô nhất, trong khi doanh nghiệp tại Hà Nội và Hải Phòng lại ít bi quan hơn.
Bảng 2.3: Đánh giá của DN về tình hình kinh tế vĩ mô phân theo địa phương
Những đánh giá dựa trên điểm số này cũng khá đồng nhất so với tốc độ tăng trưởng GDP quý I của các địa phương. Điều này cho thấy kết quả khảo sát phản ánh tương đối sắc nét thực tiễn diễn biến kinh tế vĩ mô tổng thể và tại các địa phương được phân tích, vốn là các đầu tàu kinh tế của cả nước.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của DN về tình kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng GDP Quý I theo địa phương
Xét theo quy mô DN về lao động, có thể thấy, các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đánh giá bi quan về tình hình kinh tế vĩ mô hơn so với mức bi quan chung. Các DN dưới 100 lao động đều có ĐTB thấp hơn ĐTB chung.
Bảng 2.4: Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô so với năm 2022 của DN phân theo quy mô lao động
Tương tự như vậy, các DN có doanh thu nhỏ có xu hướng bi quan hơn về tình hình kinh tế vĩ mô so với các doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn hơn. Đặc biệt là các DN có doanh thu dưới 100 tỷ, chiếm tỷ lệ lớn trong khảo sát cũng như trong nền kinh tế. Những khó khăn của các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần được quan tâm và có các ưu đãi từ chính sách.
Bảng 2.5: Đánh giá về tình kinh tế vĩ mô so với năm 2022 của DN phân theo quy mô doanh thu năm 2022
2.1.2. Tình hình kinh tế ngành
Liên quan đến kinh tế ngành, khảo sát đưa câu hỏi “Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nghề của Anh/Chị hiện nay so với cùng kỳ năm 2022’’ với các mức độ đánh giá từ rất tiêu cực đến rất tích cực. Bức tranh chung vẫn là sự đánh giá bi quan về kinh tế ngành của các DN tham gia khảo sát. Về tỷ lệ, có đến 90.1% các DN đánh giá tình hình kinh tế ngành hiện nay rất tiêu cực/tiêu cực so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó 39.9% đánh giá rất tiêu cực, 50.2% đánh giá tiêu cực).
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của DN về tình hình kinh kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022
Xét theo điểm, ĐTB các DN đánh giá về tình kinh doanh của DN trong ngành chỉ đạt 1.74/5 cho thấy đánh giá của DN về kinh tế ngành tiêu cực và không có nhiều sự khác biệt trong đánh giá. Trong bối cảnh tiêu cực nói chung, DN ngành Xây dựng đánh giá bi quan nhất về tình hình kinh tế của ngành mình.
Bảng 2.6: Đánh giá của DN các ngành về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022
Kết quả này cũng khá tương đồng với thực tế tăng trưởng của các ngành kinh tế trong Quý I. Trong Quý I, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3.21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.52%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0.4%; khu vực dịch vụ tăng 6.79% (GSO, 2023).
Xét theo tỷ lệ %, có thể thấy bức tranh chung trong đánh giá kinh tế ngành cũng tiêu cực như đánh giá của DN về bối cảnh kinh tế vĩ mô, trong đó ngành Xây dựng thể hiện sự tiêu cực hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của DN các ngành về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022
Xét theo loại hình DN, cũng tương tự đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, các DN nhà nước ít bi quan hơn các loại hình DN khác về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022. Trong khi 90.5% doanh nghiệp ngoài nhà nước đánh giá rất tiêu cực/tiêu cực về tình hình kinh tế ngành so với năm 2022 thì tỷ lệ này ở doanh nghiệp nhà nước chỉ là 78.4% (tỷ lệ rất tiêu cực là 20.4%), doanh nghiệp FDI là 87% (tỷ lệ rất tiêu cực là 35.8%). Xét theo ĐTB, các DN nhà nước cũng có đánh giá ít tiêu cực nhất với ĐTB cao nhất (2.10), sau đó đến nhóm DN FDI. Các DN ngoài nhà nước có điểm trung bình thấp nhất (1.72), là nhóm duy nhất thấp hơn mức trung bình chung.
Bảng 2.7: Đánh giá về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022 theo loại hình DN
Xét theo địa phương, ĐTB do DN tại TP. HCM đánh giá về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022 thấp nhất (1.67), sau đó là Bình Dương (1.68), Đồng Nai (1.70). DN tại Hải Phòng và Hà Nội có đánh giá ít tiêu cực về tình hình kinh doanh của DN trong ngành nhất với ĐTB là 1.80.
Bảng 2.8: Đánh giá của DN về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022 theo địa phương
Xét theo quy mô lao động của DN, kết quả cho thấy, các DN có quy mô dưới 100 lao động đều có ĐTB thấp hơn mức trung bình chung. Các DN có quy mô lao động từ 51 đến 100 lao động có ĐTB thấp nhất (1.68), tương ứng với đánh giá của nhóm này về kinh tế vĩ mô, cho thấy niềm tin của nhóm DN này đối với tình hình kinh tế hiện tại là bi quan nhất.
Bảng 2.9: Đánh giá về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022 của DN phân theo quy mô lao động
Xét theo quy mô doanh thu năm 2022 của DN, các DN có doanh thu càng nhỏ thì càng đánh giá tiêu cực về tình hình kinh doanh của các DN trong ngành của mình so với năm 2022. Trong đó, DN có doanh thu năm 2022 dưới 3 tỷ có ĐTB là 1.69, sau đó là DN có doanh thu từ 3 đến 50 tỷ với ĐTB là 1.73. DN có doanh thu trên 1500 tỷ có ĐTB cao nhất là 1.84, cho thấy mức độ ít bi quan nhất trong bối cảnh bi quan nói chung về tình hình kinh tế ngành khi nội lực của DN nhóm này có thể tốt hơn các nhóm DN khác. Đáng chú ý, DN có doanh thu từ 1001 tỷ đến 1500 tỷ lại có ĐTB thấp nhất (1.68).
Bảng 2.10: Đánh giá về tình hình kinh doanh của DN trong ngành so với năm 2022 của DN phân theo quy mô doanh thu năm 2022
Nguồn: VnEpress
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan