- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Buồn của 1 nhà băng: SVB tận tụy phục vụ 40 năm nhưng sụp đổ trong chưa đầy 40 tiếng khi tất cả khách hàng ồ ạt rút tiền chỉ vì sợ
Morgan Stanley nhận định SVB dù khó khăn nhưng vẫn thừa vốn để đầu tư cho các startup tiếp tục đốt tiền, nhưng hiệu ứng tin đồn đã đánh sập tất cả.
Vào sáng ngày 10/3 theo giờ địa phương, ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đã bị các cơ quan chức năng địa phương chính thức đóng cửa, đặt dấu chấm hết cho một trong những tổ chức tài chính lớn chuyên phục vụ ngành công nghệ suốt 40 năm qua.
Đây được coi là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất tại Mỹ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và lớn thứ nhì trong lịch sử ngành ngân hàng.
SVB được coi là đóng vai trò chủ chốt trong làn sóng bùng nổ ngành công nghệ của Mỹ, nhất là khi chính quyền Washington áp dụng chính sách lãi suất thấp để kích thích kinh tế. Khoảng một nửa số startup tại Mỹ đều có liên hệ ít nhiều đến SVB.
Theo tờ Business Insider (BI), điều trớ trêu là dù đã phục vụ hết mình suốt 40 năm, giúp ngành công nghệ vượt qua được những cuộc khủng hoảng như bong bóng dotcom hay khủng hoảng tài chính 2008 nhưng các nhà đầu tư vẫn không ngần ngại rút tiền khỏi SVB ngay khi có những dấu hiệu bất ổn. Chính tâm lý bầy đàn này đã khiến ngay cả những nhà lãnh đạo SVB cũng phải bán tháo cổ phiếu lấy tiền bỏ chạy.
Hãng tin Bloomberg cho hay chỉ 2 tuần trước khi SVB bị đóng cửa, CEO Greg Becker của ngân hàng này đã bán tháo 3,6 triệu USD cổ phiếu để tháo chạy khỏi thị trường.
Trong khi đó, hãng tin CNBC cho biết văn phòng cùng các chi nhánh của SVB sẽ mở cửa trở lại vào ngày 13/3 để những người gửi tiền được bảo hiểm có thể tiếp cận tiền gửi của mình. Tính đến cuối năm 2022, SVB có khoảng 209 tỷ USD tiền gửi.
Thân ai nấy lo
Theo BI, mặc dù SVB đã có những quyết định sai lầm dẫn đến thiệt hại nhưng ngân hàng này thực sự chưa tệ đến mức phải bị đóng cửa. Thay vì phải cầu cứu các cơ quan chức năng thì SVB vẫn có tính thanh khoản cho đến khi trước cuộc bán tháo diễn ra, thậm chí việc bán bớt tài sản để cân đối kế toán cũng không phải bước đường cùng của một ngân hàng.
Tuy nhiên, chính những nhà đầu tư muốn rút vốn nhanh khỏi SVB, hô hào mọi người làm theo và cho rằng ai thoát nhanh người đó thắng mới lại là nguyên nhân chính tạo nên sự hỗn loạn. Chỉ chưa đầy 48 tiếng sau thông báo bán bớt tài sản của SVB, các cơ quan chức năng đã vào cuộc đóng cửa ngân hàng nhằm ngăn chặn sự hỗn loạn của đám đông.
Tờ BI nhận định sự hỗn loạn này không phải từ yếu tố ngân hàng mà là do tâm lý bầy đàn của chính các nhà đầu tư.
Báo cáo của Morgan Stanley vào ngày 10/3 nêu rõ SVB thừa khả năng tài trợ vốn cho những startup đang đốt tiền ngoài kia, chỉ có chăng là họ đang thua lỗ một chút cần cân đối lại. Tổng số vốn khả dụng của ngân hàng này vào khoảng 180 tỷ USD.
Thậm chí ngay cả trong quyết định đóng cửa ngân hàng SVB vào ngày 10/3, các cơ quan chức năng cũng không nêu cụ thể lý do là gì và cũng chẳng giải thích chi tiết.
Theo BI, rõ ràng việc “thân ai nấy lo” của nhà đầu tư và tâm lý đám đông mới là tác nhân chính khiến một ngân hàng bệ đỡ cho startup tại Mỹ sụp đổ nhanh đến như vậy. Những tin đồn, sự lo lắng và nghi ngại là thứ đã giết chết SVB.
Không muốn chậm chân
Rắc rối của ngân hàng SVB bắt đầu từ ngày 8/3 sau khi họ thông báo đang tìm cách huy động hơn 2 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán, nhất là sau khi lỗ đến 1,8 tỷ USD do bán chứng khoán. Chính thông tin này đã khiến nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hoảng loạn và khuyến nghị mọi người rút tiền, tạo nên cuộc sụp đổ nhanh chóng của SVB.
Theo CNBC, các nỗ lực huy động vốn của ngân hàng này đã thất bại ngày 10/3 và họ buộc phải chuyển sang bán tài sản để cân đối kế toán. Tuy nhiên chính điều này đã thúc đẩy sự hoảng loạn của nhà đầu tư dẫn đến rút vốn ồ ạt. Cổ phiếu SVB Financial Group, công ty mẹ của SVB đã giảm giá 60% trong phiên và bị ngừng giao dịch.
CEO Greg Becker
Dù SVB là ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ nhưng tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết sự sụp đổ của ngân hàng này sẽ không thể lan rộng trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn lo sợ rút vốn vì không muốn bị chậm chân trong cuộc khủng hoảng này.
Tờ WSJ cho biết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất để chống lạm phát đã khiến nhiều startup rút tiền khỏi SVB nhanh hơn dự kiến.
Những dự án đầu tư mới thì nhỏ giọt khiến ngân hàng không có đủ nguồn tiền mới chảy vào. Điều này khiến SVB buộc phải tìm cách kiếm thêm nguồn vốn để cân đối kế toán, thế nhưng trớ trêu thay chính động thái đó lại dọa sợ các nhà đầu tư và dẫn đến rắc rối như hiện nay.
“Tôi không cho rằng rắc rối của SVB sẽ lan rộng nhưng tôi cũng chẳng muốn là người ở lại sau cùng để chịu mạo hiểm”, nhà đầu tư thiên thần Ben Bergman nói với BI.
*Nguồn: BI, CNBC, WSJ, Bloomberg, Băng Băng
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan