Nước Mỹ ghi nhận vụ phá sản ngân hàng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Ngân hàng Silicon Valley chính thức ngừng hoạt động sáng 10/3 giờ Mỹ (đêm 11/3 giờ Việt Nam), đánh dấu sự sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử tài chính nền kinh tế số một thế giới đồng thời là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Chính thức dừng hoạt động của SVB

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tài chính bang California chính thức dừng hoạt động của SVB và chuyển quyền kiểm soát ngân hàng này cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance Corporation- FDIC). FDIC, với vai trò đơn vị tiếp quản, sẽ thanh lý toàn bộ tài sản của ngân hàng này nhằm hoàn trả tiền lại cho khách hàng cũng như chủ nợ.

FDIC là cơ quan chính phủ độc lập, có trách nhiệm bảo lãnh các khoản tiền gửi trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và nắm vai trò giám sát các định chế tài chính. Đại diện đơn vị này cho biết khách hàng của SVB hoàn toàn có thể tiếp cận các khoản tiền gửi của họ “muộn nhất trong sáng ngày 13/3 tới”.

Tin liên quanBáo cáo kinh tế vĩ mô tháng 1 năm 2023Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 1 năm 2023

Tuy nhiên, điểm đáng lo lắng xuất phát từ việc 89% trong tổng số 175 tỷ USD tiền gửi vào SVB không được bảo lãnh tính tới cuối năm 2022. Một trong những câu hỏi lớn nhất ở thời điểm hiện tại liên quan tới số phận của khoản tiền này.

Quá trình sụp đổ của SVB bắt đầu từ hai ngày trước đó sau khi ngân hàng này thông báo bán lỗ tài sản đồng thời chào bán 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới nhằm cải thiện bảng cân đối kế toán. Điều này làm “kinh động” các quỹ đầu tư mạo hiểm, khiến cho làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng này diễn biến ngày một trầm trọng, gây ra tình trạng mất thanh khoản.

Nguồn: Tổng hợp