- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Nha Trang: Cận cảnh quá trình phục hồi rạn san hô trên vịnh Nha Trang
Trước sự suy giảm của hệ sinh thái biển trong đó có rạn san hô, tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý giao 28ha mặt biển cho một đơn vị quản lý, bảo tồn và hôi phục rạn san hô.
Sáng 13.6, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có quyết định giao giao 28ha mặt nước biển trong vịnh Nha Trang cho Công ty CP Vạn San Đảo thực hiện dự án Bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên thuộc vịnh Nha Trang với thời hạn 5 năm.
San hô được phục hồi trên vịnh Nha Trang.
Dự án có tổng số vốn đầu tư 14,7 tỉ đồng với diện tích 28ha tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang.
Theo chủ đầu tư, dự án không kinh doanh mà vì mục tiêu phi lợi nhuận, tất cả các khoản phí đều được sử dụng cho các chi phí hoạt động, tái đầu tư vào dự án, phục vụ mục tiêu chính là bảo tồn, phục hồi, phát triển đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái biển.
Vào tháng 3.2022 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên.”
Theo đó, rạn nhân tạo phục hồi san hô với diện tích sử dụng đất đáy biển khoảng 1,9ha, độ sâu 4 - 4,5m. Rạn nhân tạo lắp đặt từ cấu kiện bêtông đúc sẵn trên bờ và đá tự nhiên, hình dáng rạn nhân tạo là hình trụ rỗng lòng với đặc tính không chứa thành phần độc hại với các loài thủy sinh và bền vững trong môi trường nước biển.
Trong giai đoạn vận hành, chủ đầu tư sẽ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng san hô, đảm bảo các điều kiện môi trường để duy trì sự phục hồi, phát triển của san hô; giám sát sự ổn định của vườn ươm san hô và rạn nhân tạo; bảo vệ chất lượng nước biển để hạn chế sự phát triển các sinh vật gây hại cho san hô.
Ngoài ra, Bộ TNMT yêu cầu chủ đầu tư cần ban hành nội quy bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi săn bắt sinh vật biển; có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại hệ sinh thái vịnh Nha Trang; tổ chức cắm mốc, cờ hiệu rõ ràng, khoanh vùng khu vực hoạt động nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và hoạt động giao thông thủy khu vực.
Trong tương lai, chủ đầu tư chỉ đưa các hoạt động du lịch trên biển với mục tiêu phi lợi nhuận vào triển khai khi hoạt động phục hồi san hô thành công và được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận.
Được biết, vườn ươm san hô với diện tích sử dụng đất đáy biển khoảng 5.000 m2 (5 vườn x 1.000 m2), ở độ sâu từ 3 - 6 m. Đơn vị quản lý sẽ sử dụng các giá thể khung nhựa làm vườn ươm, ươm dưỡng san hô sống cho thích nghi với môi trường sống, sau đó di chuyển sang các vị trí cần phục hồi.
Đơn vị quản lý sẽ sử dụng nguồn giống san hô gẫy đổ sau mưa bão đưa vào vườn ươm. Khu vực phục hồi san hô trên nền đáy tự nhiên với diện tích sử dụng đất đáy biển khoảng 10.000m2 (5 khu vực x 2.000m2), ở độ sâu 5 - 8m.
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan