- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Ngân hàng 'chạy đua' giảm lãi suất để hút khách?
Việc cho vay để trả trước hạn khoản vay cũ tại ngân hàng khác sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, các ngân hàng phải cân đối làm sao để giữ được khách hàng của mình thông qua việc đưa ra một lãi suất phù hợp. Đồng thời, quy định này sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm.
Trước đây, nếu muốn đảo khoản nợ giữa các ngân hàng, khách hàng phải sử dụng một tài sản khác để thế chấp vay từ ngân hàng này, trước khi trả nợ và rút tài sản đảm bảo ở khoản vay cũ. Tuy nhiên, từ 1/9 Thông tư 06 có hiệu lực cho phép các ngân hàng được quyền xem xét và quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại ngân hàng khác. Đặc biệt, quy định này không chỉ giới hạn cho khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh mà còn cho cả khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống, trong đó có cả vay mua nhà, mua xe, từ đó người vay sẽ được lợi.
Lo mất khách, ngân hàng đua giảm lãi suất
Theo các chuyên gia, quy định mới này sẽ thúc đẩy các ngân hàng hạ lãi suất cho vay để nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Người vay sẽ có cơ hội tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp tại ngân hàng khác một cách dễ dàng hơn.
Dự báo thời gian tới các ngân hàng sẽ cạnh tranh lãi suất để hút khách hàng
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định: Với việc mở rộng quy định cho khách hàng trả nợ tại tổ chức tín dụng khác áp dụng đối với cả khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh và nhu cầu đời sống, không chỉ giúp ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng cuối năm mà còn tạo nên làn sóng “cạnh tranh lãi suất” theo chiều giảm để giữ chân khách hàng, đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng “đảo nợ”, tránh nguy cơ rơi vào nợ xấu.
Theo khảo sát gần đây, hiện tại một số ngân hàng bắt đầu triển khai chính sách này. Điển hình Vietcombank, khách hàng có thể được vay vốn với thời gian vay lên đến 30 năm (nhưng không vượt quá thời hạn vay còn lại của khoản vay tại ngân hàng đang vay), với số tiền cho vay tối đa 100% số tiền dư nợ gốc của khoản vay tại ngân hàng đang vay. Đáng chú ý, lãi suất cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác của Vietcombank chỉ từ 6,9%/năm áp dụng trong 06 tháng đầu hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc 8,0%/năm trong 24 tháng đầu. Tuy nhiên, nhà băng này cho biết sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay theo tình hình thực tế.
“Với chính sách mới này, khách hàng sẽ có thêm lựa chọn vay vốn tại Vietcombank với lãi suất thấp và ổn định, giúp khách hàng chủ động trong các kế hoạch tài chính của cá nhân và gia đình", đại diện Vietcombank chia sẻ.
Tương tự, tại BIDV, khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng này để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất chỉ từ 6%/năm, áp dụng cho khoản vay ngắn hạn và 6,8%/năm với khoản vay dài hạn.
Anh Nguyễn Minh Quân (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) cho biết đang có dư nợ của khoản vay mua nhà tại một ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, khi biết thông tin một số ngân hàng đã triển khai chính sách vay vốn đáo hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất thấp hơn nhiều so với ngân hàng đang vay, đồng thời được tiếp cận và sử dụng thêm các dịch vụ mới. Vì vậy, anh Quân đã liên lạc và được nhân viên ngân hàng hướng dẫn các thủ tục để hưởng quy định mới.
Theo tính toán của anh Quân, nếu được vay với lãi suất 6,5%/năm cho khoản tín dụng 1 tỷ, mỗi tháng anh Quân chỉ phải trả khoảng 5,5 triệu đồng, thấp hơn so với khoản lãi phải trả hiện nay là 11,7 triệu đồng.
Tạo ra cuộc cạnh tranh lành mạnh
Với quy định mới này, Phó Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho hay cũng đang tính toán giảm lãi suất để sớm áp dụng chính sách mới này nhằm "giữ chân" khách hàng cũ và nâng sức cạnh tranh hút khách hàng mới. “Thực ra, các ngân hàng đang bước vào chu kỳ giảm lãi suất dồn dập, kể cả lãi suất tiền vay lẫn tiền gửi. Tuy nhiên, từ tháng 9 này khi thông tư 06 có hiệu lực, nếu lãi vay không giảm thì không thể nào giữ khách hàng được, ngược lại sẽ mất khách hàng vào tay ngân hàng khác. Do đó, các ngân hàng sẽ phải tập trung giảm lãi suất cho vay không chỉ cho khách hàng mới mà cả khách hàng cũ", vị này cho biết.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng, người đi vay sẽ được lợi hơn khi thị trường lãi suất cạnh tranh bởi các quy định của Thông tư 06 có hiệu lực. "Thị trường tài chính tiêu dùng lãi suất sẽ dễ chịu hơn, hay nói cách khác muốn giữ được khách, ngân hàng phải có lãi suất phù hợp với cung cầu thị trường tại từng thời điểm", ông Thịnh nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong thời kỳ áp dụng ưu đãi lãi suất cho khách hàng, các ngân hàng phải bù lỗ. Vì vậy, trong hợp đồng tín dụng thường có điều khoản về phí trả nợ trước hạn rất cao, nên khách hàng cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định chuyển hợp đồng tín dụng sang một ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng, để "giữ chân" khách hàng, không loại trừ trường hợp các ngân hàng sẽ nâng mức phí phạt trả nợ trước hạn để hạn chế khách hàng chuyển sang ngân hàng khác để vay vốn.
Nói về quy định mới này, với kinh nghiệm hơn 10 năm bán ô tô, ông Nguyễn Minh Tuấn, giám đốc công ty TNHH dịch vụ thương mại Minh Tâm (Hà Nội) chia sẻ: đa phần khách hàng mua xe sẽ có tâm lý đồng hành với một ngân hàng, thậm chí một nhân viên ngân hàng dù có chuyển việc sang ngân hàng khác. Đơn giản bởi việc xét duyệt hồ sơ vay tín dụng rất khó, ai đã quen ở đâu thì họ chọn đi theo bên đó mãi. Vì vậy, việc khách hàng được chuyển sang ngân hàng khác để vay trả nợ trước hạn cho một ngân hàng khác sẽ chỉ diễn ra nếu lãi suất vay hoặc dịch vụ đi kèm giữa hai ngân hàng có sự chênh lệch lớn. Nếu mức lãi suất chỉ chênh lệch nhỏ, cách biệt không quá lớn, các khách hàng cá nhân sẽ ngại chuyển sang một ngân hàng khác để vay.
Còn chuyên gia tài chính Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, cho rằng, không nên quá lo lắng việc khách hàng từ ngân hàng này sẽ chạy sang ngân hàng khác bởi các ngân hàng sẽ có các quy trình chuẩn, những quy định, cơ chế kiểm soát tốt để cho vay chứ không phải cho vay tùy tiện. Nhất là trong thời gian gần đây, những tiêu chí như áp dụng Basel, quy trình kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn… khi đó khách hàng được vay thì phải đáp ứng được các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra với các khoản vay này.
Nguồn: Vnbusiness
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan