- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Dòng tiền vẫn nằm chờ tại ngân hàng để 'nghe ngóng'?
Với tình hình kinh tế khó khăn dự báo vẫn còn kéo dài, yếu tố tiên quyết để nhà đầu tư 'xuống tiền' không phải là lợi nhuận cao, mà là an toàn. Dương như dòng tiền hiện nay đang nằm chờ đợi ở ngân hàng để tìm kiếm cơ hội đầu tư là chính.
Hoạt động trái phiếu gần đây đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, chứng khoán đã có “điểm sáng”…, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa đổ tiền vào các kênh này.
Dấu hiệu tích cực của nhiều kênh đầu tư
Trái ngược hoàn toàn với diễn biến cuối năm ngoái ồ ạt niêm yết lãi suất cao tới sát 10%/năm nhằm hút khách gửi tiền, hiện các ngân hàng hạ lãi suất xuống mức thấp ngang thời điểm dịch Covid-19, thậm chí còn thấp hơn. Xu hướng giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 4 năm nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, trong đó có 3 lần giảm trần lãi suất huy động.
Hiện nay, lãi suất tối đa mà các ngân hàng thương mại huy động cho khoản tiền gửi dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống còn 4,75%/năm. Trong khi ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất chỉ từ 5,3%/năm, mức cao nhất là 6,9%/năm.
Mặc dù đầu tư vào bất động sản có thể đạt được lợi nhuận từ 10-11%/năm, trong khi lãi suất tiết kiệm chỉ 6-7%/năm, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chọn gửi tiết kiệm vì sự an toàn.
Ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc nghiên cứu và phân tích của FIDT - đơn vị chuyên về tư vấn đầu tư và quản lý gia sản, dự báo dư địa giảm thêm lãi suất huy động sẽ không còn nhiều và lãi suất huy động sẽ có xu hướng đi ngang từ nay đến cuối năm.
Theo nhận định của các chuyên gia, thông thường khi lãi suất tiền gửi xuống thấp, người dân có xu hướng chuyển tiền sang các kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao. Và gần đây, các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu, chứng khoán đang dần giúp thị trường phục hồi. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng với mức lãi suất tiết kiệm chỉ 6 - 7%/năm sẽ không đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.
Ông Lê Bảo Long, Giám đốc Chiến lược của batdongsan.com chỉ ra, thống kê kể từ năm 2015 đến nay, tỷ suất lợi nhuận trung bình khi đầu tư chung cư lên tới 12,5%/năm, cao hơn so với các loại hình đầu tư khác như vàng, ngoại tệ…. Ở thời điểm hiện nay, đầu tư vào bất động sản có thể đạt được lợi nhuận từ 10 - 11%/năm.
Trong các báo cáo nhận định thị trường bất động sản hồi giữa năm nay, nhiều đơn vị nghiên cứu cũng đưa ra kịch bản dòng tiền tiết kiệm đáo hạn trong quý III/2023 có thể chảy vào bất động sản nếu lãi suất giảm xuống mức 6 - 7%. Ước tính khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 06 - 12/2023. Chỉ cần một phần trong dòng tiền khổng lồ này “chảy” vào bất động sản, tốc độ hồi phục của thị trường có thể được đẩy lên nhanh hơn.
Điều gì đang xảy ra với dòng tiền?
Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính chung đến hết tháng 7, lượng tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 6,39 triệu tỷ đồng, tăng gần 9% so với cuối năm ngoái. Như vậy, tính đến tháng 7 là tròn một năm, số dư tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào ngân hàng liên tiếp tăng. Số dư tiền gửi tháng sau phá kỷ lục của tháng trước.
Tại thời điểm tháng 7, nhiều nhà băng vẫn niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở mức 7%/năm. Mức lãi suất tiền gửi này vẫn có sức hấp dẫn khách hàng trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư khác như trái phiếu, bất động sản vẫn trầm lắng khiến dòng tiền chảy vào các kênh này thận trọng hơn thay vì dễ dãi như các năm trước.
Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay, lãi suất huy động đã giảm mạnh. Song, chia sẻ tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết tính đến ngày 30/9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12.900.000 tỷ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022.
Những con số trên cho thấy, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn dè dặt về tình hình kinh tế trong và ngoài nước nên dòng tiền chưa biết đổ vào đâu.
Theo nhận định của các chuyên gia, các kênh đầu tư như vàng, bất động sản… vẫn còn bấp bênh chưa có điểm sáng. Một số bất động sản có giá thấp hơn trước đây nhưng rủi ro vẫn hiện hữu nên nhà đầu tư chưa dám "xuống tiền". Giá vàng thì tăng giảm thất thường trong suốt thời gian qua nên cũng khiến người mua ái ngại. Vì thế, dòng tiền hiện nay đang nằm chờ đợi ở ngân hàng để tìm kiếm cơ hội đầu tư là chính.
Bà Nguyễn Thị Hòa (ngụ Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, lãi suất huy động có giảm thêm nhưng bà vẫn gửi tiền vào ngân hàng vì kinh doanh bây giờ rất rủi ro, buôn bán ế ẩm.
Cũng vừa gửi lại 2 tỷ đồng vào ngân hàng, ông Phan Huy Thái (ngụ quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, lần này ông chỉ gửi kỳ hạn 6 tháng để chờ xem tình hình thị trường thế nào rồi tính tiếp.
Đó là tâm lý chung của nhiều người có tiền mặt nhưng chọn kênh tiết kiệm để giữ tiền thay vì đầu tư kinh doanh. Chưa kể, nhiều người dự báo tình hình khó khăn còn kéo dài nên đã tranh thủ gửi tiền kỳ hạn dài 12 tháng.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính nhận định, thời điểm hiện nay rất khác so với cách đây 2 năm, do vậy, không nên quá lo ngại chuyện “tất tay” vào vàng, chứng khoán hay bất động sản... Nhiều người sợ mất tiền nên ngay cả khi kênh tiết kiệm kém hấp dẫn vẫn lựa chọn để mang lại sự an toàn. Khi nào kinh tế khởi sắc, các kênh đầu tư khác “ấm lên”, họ sẽ mang ra đầu tư.
Nguồn: baomoi
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan