- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Dòng tiền đáo hạn ngân hàng vẫn 'ngại' chảy vào bất động sản
Từng được kỳ vọng trở thành 'đòn gánh' cho thị trường, tuy nhiên, dòng tiền gửi đáo hạn khổng lồ từ nhà băng chảy vào bất động sản vẫn đang rất chậm bởi tâm lý dè chừng của khách hàng chưa dứt.
Vào đầu quý III/2023, khi phân tích về xu hướng dòng tiền tiết kiệm ngân hàng, ông Phạm Anh Khôi, chuyên gia của VARS, dự báo 2 kịch bản quyết định dòng tiền đáo hạn có chảy vào bất động sản hay tiếp tục ở lại hệ thống nhà băng.
Tiền nhàn rỗi đang “chờ”
Ở kịch bản thứ nhất, theo ông Khôi, nếu tình hình thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục, thì nhiều khả năng nguồn tiền tiết kiệm này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, người gửi chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.
Ở kịch bản thứ hai, nếu lãi suất huy động giảm xuống dưới mức 6-7% vào thời điểm cuối năm thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản trong điều kiện niềm tin được cải thiện.
Sau gần 3 tháng, thực tế thị trường chỉ ra cả 2 kịch bản của vị chuyên gia đến từ VARS dường như chỉ… “đúng một nửa”. Cụ thể là lãi suất huy động đã giảm xuống mức 6-7%, tuy nhiên hơn nửa triệu tỷ đồng đáo hạn từ nhà băng chảy vào địa ốc vẫn rất chậm, thay vào đó dòng tiền bị “hút” chứng khoán nhiều hơn.
Dòng tiền đáo hạn ngân hàng được dự báo khó "chảy" mạnh vào nhà đất trong ngắn hạn.
Thực tế, việc dòng tiền đáo hạn “ngại” chảy vào lĩnh vực nhà đất không khiến những người quan tâm quá ngạc nhiên. Bởi, trong bối cảnh “sức khỏe” nền kinh tế có nhiều biến động, khó khăn của thị trường bất động sản được dự báo còn kéo dài đến ít nhất giữa năm 2024, khách hàng rất khó cởi bỏ hết tâm lý chờ đợi.
Ở góc nhìn nhà đầu tư, anh Vũ Đình Lộc (Hà Nội), cho hay rất nhiều “tay to” vẫn chấp nhận gửi ngân hàng kỳ hạn 3-6 tháng để chờ thị trường chạm đáy, sẵn sàng xuống tiền khi có sản phẩm giá tốt. Tiền không thiếu, chủ yếu giá phải “mềm”.
“Kể từ đầu quý III/2023, tôi cùng nhóm của mình đã bắt đầu đi săn sản phẩm ngộp. Như vào đầu tháng 8 vừa rồi, chúng tôi rút hơn 3 tỷ đồng, chấp nhận mất khoản lãi từ ngân hàng để mua vào 1 căn hộ cao cấp ở Hòa Lạc, chủ nhà bán lỗ 30% giá gốc để thoát hàng, trả nợ”, anh Lộc tiết lộ.
Nhà đất chưa tìm lại sức hút
Có một thực tế dễ thấy trong thời gian qua là nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang rục rịch bung hàng để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm, đồng thời kỳ vọng đón được dòng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng sắp đáo hạn.
Kỳ vọng của doanh nghiệp là hoàn toàn có cơ sở, bởi theo số liệu của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, trong quý IV/2022, lượng tiền gửi vào ngân hàng đã tăng mạnh, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất vào tháng 10/2022. Phần lớn lượng tiền gửi trong giai đoạn này có kỳ hạn từ 6 - 12 tháng.
Do đó, ước tính khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2023. Chỉ cần một phần trong dòng tiền khổng lồ này “chảy” vào bất động sản, tốc độ hồi phục của thị trường có thể được đẩy lên nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, khả năng dòng tiền đáo hạn chọn bất động sản làm “bến đỗ” là khá mong manh. Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Soho Vietnam cho biết, thị trường bất động sản hiện tại vẫn rất khó để xác định sẽ hồi phục hay tiếp tục trầm lắng trong thời gian tới.
Vì vậy, cả nhà đầu tư cá nhân và khách hàng mua nhà vẫn chưa thực sự sẵn sàng dòng tiền hay vay tín dụng để mua bất động sản. Trừ khi có sản phẩm thật sự tốt, nhà đầu tư mới mạnh dạn xuống tiền. Ngược lại, phần lớn họ vẫn giữ trạng thái chờ đợi, nghe ngóng thêm.
Trong khi đó, theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, trong giai đoạn 2022 - 2023, lượng giao dịch bất động sản đã giảm đến 90%, sức cầu đang rất yếu. Tâm lý của nhà đầu tư dù đang dần tích cực hơn nhưng vẫn khá thận trọng, đặc biệt là những khách hàng đang đối diện với áp lực tài chính từ các khoản đầu tư thua lỗ từ trước đó, nên nhiều người chọn gửi tiền ngân hàng thay vì tiếp tục mua hoặc đầu tư nhà đất.
Để tháo gỡ tâm lý chờ của nhà đầu tư và khách hàng, qua đó kích thích dòng tiền đáo hạn nhà băng chảy vào nhà đất, điều quan trọng nhất lúc này là đẩy nhanh quá trình gỡ vướng về pháp lý và tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn cung trên thị trường.
Cần phải nhấn mạnh, dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng vẫn đang sẵn sàng để quay trở lại thị trường bất động sản. Tuy nhiên, để khơi thông dòng tiền từ khách hàng, các nhà băng cần nhanh chóng giảm lãi suất cho vay mua nhà.
“Không ít người gửi tiết kiệm 2 tỷ đồng đợi vay thêm 1-2 tỷ đồng nữa để mua nhà. Nếu lãi suất cho vay mua nhà giảm, họ sẽ rút tiết kiệm. Ngược lại, họ sẽ chọn tiếp tục gửi nhà băng chấp nhận lãi suất thấp, hoặc đầu tư vào một lĩnh vực nào đó tiềm năng và ít rủi ro hơn”, một chuyên gia chia sẻ.
Nguồn: Vnbusiness
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan