Đầu tư shophouse sao cho hiệu quả

Đầu tư shophouse từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các nhà đầu tư. Và vị trí được xem như là yếu tố tiên quyết để đầu tư shophouse đạt được hiểu quả kinh doanh cao

1. Shophouse là gì?

Shophouse, hay còn gọi là nhà phố thương mại, là một loại hình bất động sản kết hợp giữa không gian ở và kinh doanh. Đặc điểm nổi bật của shophouse là tầng trệt thường được sử dụng để kinh doanh, còn các tầng trên dùng để ở hoặc cho thuê. Đây là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và đã trở thành một phần quen thuộc của nền văn hóa đô thị. Shophouse, một khái niệm không còn xa lạ với thị trường bất động sản Việt Nam.

Vị trí là yếu tố quyết định đầu tư thành công trong bất động sản, luôn luôn là như vậy. Nếu muốn đầu tư shophouse thành công, nó phải nằm ở một vị trí đắc địa. Những con đường bận rộn, những khu vực nhộn nhịp, nơi mà mọi người muốn mua sắm, ăn uống và sinh sống. Càng thuộc về trung tâm thành phố hoặc càng gần trung tâm càng tốt. Vì đó là nơi diễn ra mọi sự kiện mua sắm nhộn nhịp.

Hiện nay những nơi ở Sài Gòn đã có những khu downtown kết hợp kinh doanh như quảng trường Nguyễn Huệ, việc sở hữu các shophouse ở những nơi này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn hai điều mà các nhà đầu tư luôn quan tâm: Lợi nhuận tăng giá vốn (giá đất tăng theo thời gian) và Lợi nhuận từ dòng tiền (cho thuê hàng năm).

2. Đầu tư shophouse ở vị trí nào để kinh doanh đạt hiệu quả cao?

Vị trí trung tâm: Shophouse tọa lạc ở trung tâm thành phố thường thu hút lượng lớn khách hàng qua lại để mua sắm, dễ dàng tiếp cận và thuận tiện cho việc kinh doanh. Vị trí này thích hợp cho việc mở cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng hoặc các dịch vụ tiện ích. Các thương hiệu lớn hàng đầu một quốc gia luôn lựa chọn các tuyến đường chính ở trung tâm để đặt văn phòng, không chỉ phục vụ cho công việc kinh doanh mà còn là thúc đẩy nhận diện thương hiệu trong kinh doanh.

Shophouse tại Sun Cosmo Residence Da Nang - dự án có vị trí cực hiếm khi nằm trên những con đường huyết mạch của thành phố Đà Nẵng

Những shophouse nằm ở vị trí đắc địa, gần các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện hoặc tại các khu dân cư đông đúc thường có lượng khách hàng tiềm năng cao, giúp tăng doanh thu cho chủ sở hữu.

Khu vực có tiềm năng phát triển: Các khu vực mới được quy hoạch hoặc gần các dự án hạ tầng lớn cũng là lựa chọn tốt cho việc đầu tư shophouse, bởi giá trị bất động sản ở đây có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên những khu vực này sẽ chỉ mới đáp ứng được Lợi nhuận tăng giá vốn chứ chưa có Lợi nhuận từ dòng tiền cho thuê ngay.

Dự ánSun Cosmo Residence Da NangSun Cosmo Residence Da Nang

3. Phân tích dòng tiền tăng giá của việc đầu tư shophouse sở hữu vị trí trung tâm:

Lợi nhuận tăng giá vốn: Giá trị của shophouse tăng theo thời gian, đặc biệt khi giá đất tại vị trí đó tăng. Đối với những nhà đầu tư dài hạn, việc chọn mua shophouse ở những vị trí có tiềm năng tăng giá là một chiến lược thông minh.

Lợi nhuận từ dòng tiền: Shophouse cho phép chủ sở hữu thu lợi nhuận từ việc cho thuê mặt bằng kinh doanh và/hoặc không gian ở. Đối với những nhà đầu tư quan tâm đến dòng tiền ổn định, việc cho thuê shophouse là một lựa chọn hấp dẫn.

4. Vì sao không nên mua và đầu tư shophouse ở các vị trí xa trung tâm thành phố?

Mua shophouse ở các vị trí xa trung tâm thường phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Khó thu hút khách hàng: Vị trí xa trung tâm thường ít người qua lại, làm giảm lượng khách hàng tiềm năng cho các hoạt động kinh doanh.

Giá thuê thấp: Do lượng khách hàng giảm, giá thuê mặt bằng tại những vị trí này thường thấp hơn so với trung tâm.

Tăng giá chậm: Giá trị bất động sản ở các vị trí xa trung tâm thường tăng trưởng chậm hơn so với các khu vực trung tâm.

Một ví dụ điển hình là tình hình ở Đà Nẵng, nơi có nhiều shophouse bỏ hoang vì nằm ở các vị trí xa trung tâm, không thu hút được khách hàng và doanh nghiệp.

5, Loạt shophouse ở Đà Nẵng bỏ hoang: Vì đâu nên nỗi?

Theo Thành Vân - Cafebiz, dù nằm ở những trục đường lớn và có vị trí đắc địa, nhiều shophouse (nhà phố thương mại) tiền tỷ ở Đà Nẵng hiện đang bỏ hoang và xuống cấp.

Một số nguyên nhân được đề cập đến như: Chất lượng sản phẩm kém, mau xuống cấp như nứt tường, thấm dột, tróc sơn tường. Một số dự án xây chậm, hoàn thiện lôm côm do thiếu vốn hoặc chưa thu được tiền từ khách hàng. Một số dự án bị liên quan pháp lý nên phải dừng toàn bộ.

Đà Nẵng là một địa phương có hoạt động du lịch rất sôi động, nhưng tình hình du lịch sau đại dịch chưa thể hồi phục bằng so với trước năm 2019, ảnh hưởng đến cả loại hình shophouse tại vị trí trung tâm dẫn đến các shophouse ngoại thành bị bỏ doang do dân cư các khu này còn thưa thớt.

Vậy khi đầu tư vào shophouse, việc lựa chọn vị trí phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận trong tương lai.

Nguồn: Lala Vie Property Investment biên soạn