- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Hai dấu hiệu đáng lo ngại về sức khoẻ kinh tế toàn cầu
Hãng vận tải biển khổng lồ Maersk dự báo nhu cầu vận tải container đường biển sụt giảm, còn công ty quảng cáo lớn nhất thế giới WPP lo lắng về việc doanh nghiệp công nghệ ở Mỹ giảm chi tiêu cho marketing...
Một tàu container của Maersk - Ảnh: Reuters.
Hai chỉ số đo sức khoẻ của doanh nghiệp và của nền kinh tế toàn cầu vừa phát đi tín hiệu cảnh báo đáng lo ngại vào hôm thứ Sáu tuần trước, khi hãng vận tải biển khổng lồ Maersk báo cáo sự sụt giảm của nhu cầu container đường biển và “đế chế” quảng cáo WPP cho biết khách hàng trong ngành công nghệ ở Mỹ đang cắt giảm mạnh chi tiêu cho marketing.
Theo tin từ Reuters, Maersk - công ty có tên đầy đủ là AP Moller-Maersk và đặt trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch - đã cắt giảm dự báo về thương mại container toàn cầu trong năm nay, do các công ty giảm bớt lượng hàng tồn kho và môi trường lãi suất cao cộng thêm nguy cơ suy thoái ở Mỹ và châu Âu đặt ra những trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Maersk kiểm soát khoảng 1/6 thương mại container trên toàn cầu, vận chuyển hàng hoá cho các nhà bán lẻ và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Walmart, Nike và Unilever.
Là một trong những công ty cung cấp dịch vụ vận tải container đường biển lớn nhất thế giới, Maersk dự báo số lượng container được vận chuyển qua đường biển trên toàn cầu sẽ giảm tới 4% trong năm nay so với năm ngoái. Trước đó, hãng đưa ra con số dự báo giảm không quá 2,5%.
Về phần mình, WPP - công ty quảng cáo lớn nhất thế giới - cảnh báo rằng khách hàng là các doanh nghiệp công nghệ ở Mỹ đã giảm chi quảng cáo trong quý 2 năm nay. CEO Mark Read của WPP cho biết điều này đã khiến công ty ngạc nhiên. “Chi tiêu cho quảng cao sẽ tăng trở lại sau một thời gian, nhưng chúng tôi đang cảm thấy lo lắng về thời gian còn lại của năm nay vì chúng ta không thể biết rõ những gì sẽ xảy đến”, ông Read nói với Reuters.
Tháng trước, đối thủ của WPP là Interpublic cũng phàn nàn về việc khách hàng là các công ty công nghệ cắt giảm ngân sách marketing. Interpublic do đó đã hạ dự báo tăng trưởng doanh thu của công ty trong năm nay còn 1,5-3%, từ mức 3-5% đưa ra trước đó.
Điều này trái ngược hoàn toàn với hồi tháng 2, khi WPP - công ty với các đơn vị thành viên là Ogilvy, Grey và GroupM - dự báo khách hàng sẽ tiếp tục chi mạnh cho marketing ngay cả khi kinh tế suy yếu nhằm thúc đẩy doanh số và thuyết phục người tiêu dùng về việc tăng giá sản phẩm-dịch vụ.
Giới phân tích cho rằng những tin tức mới này phản ánh sự thận trọng của các công ty đang chật vật xoay sở với chi phí vay vốn gia tăng và việc người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang. Chi phí marketing thường là hạng mục đầu tiên bị cắt giảm khi doanh nghiệp lo ngại về căng thẳng tài chính.
“Doanh nghiệp đang ở trạng thái ‘chờ xem’ trong việc chi tiêu, ở vào một thời điểm mà nhu cầu đang là thứ rất khó để đánh giá chuẩn xác”, nhà phân tích Sophie Lund-Yates của công ty Hargreaves Lansdown nhận định.
Hôm thứ Năm tuần trước, tập đoàn công nghệ Apple cảnh báo sẽ có quý doanh thu giảm thứ tư liên tiếp. Hãng bán lẻ trực tuyến Amazon.com tỏ ra lạc quan hơn, công bố doanh thu tăng trưởng và lợi nhuận vượt kỳ vọng của Phố Wall.
Dấu hiệu của sự suy yếu kinh tế toàn cầu sẽ làm nổi bật nỗi lo gần đây rằng sự phục hồi hậu Covid-19 của kinh tế Trung Quốc ngày càng đuối. Trước đây, giới doanh nghiệp toàn cầu đã đặt cược rằng sự phục hồi của Trung Quốc sẽ giúp bù đắp ảnh hưởng từ sự giảm tốc của kinh tế Mỹ và châu Âu. Cho tới hiện tại, mức độ của các biện pháp kích cầu mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra là không như mong đợi của thị trường.
Các công ty toàn cầu, từ “gã khổng lồ” hàng tiêu dùng Unilever cho tới hãng xe Nhật Bản Nissan và nhà sản xuất máy công nghiệp Caterpillar đều đã cảnh báo về sự suy giảm của lợi nhuận khi Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - mất dần đà hồi phục sau đại dịch.
Giá cước vận tải biển toàn cầu đã giảm mạnh về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019, sau khi tăng vọt trong thời gian đại dịch Covid-19. Đơn vị: USD/container 40 feet - Nguồn: Refinitiv/Reuters.
Trong cập nhật mới nhất của báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) đưa ra hồi cuối tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu thêm 0,2 điểm phần trăm, lên mức 3% từ mức dự báo tăng 2,8% đưa ra hồi tháng 4. Tuy nhiên, con số dự báo mới này cho thấy sự giảm tốc đáng kể từ mức tăng 3,5% mà kinh tế thế giới đạt được trong năm ngoái.
Cùng góc nhìn bi quan như Maersk, một hãng vận tải hàng đầu thế giới khác là DHL hôm thứ Ba tuần trước dự báo khối lượng vận tải đường không và đường biển của hãng giảm tương ứng 16% và 7,1% trong nửa đầu năm nay, nhất là trên các tuyến nối giữa Trung Quốc với hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Mỹ và châu Âu.
“Tôi không rõ là đã có khi nào nhu cầu vận tải giảm nhanh và mạnh như thế này hay chưa, mà lại giảm trong thời gian dài đến như vậy dù không có suy thoái kinh tế”, CEO công ty logistic Knight-Swift, ông David Jackson, phát biều hồi tháng 7.
Nguồn: VnEconomy
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan