Đánh giá chu kỳ kinh tế Việt Nam 2023

Với chính phủ đang ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, kỳ vọng Việt Nam sẽ chỉ rơi vào suy thoái nhẹ và có thể phục hồi từ Quý 4/2023

Ở thời điểm hiện tại, các chỉ báo của Việt Nam đều cho thấy nền kinh tế đang ở pha suy thoái:

  • PMI co hẹp rất sâu.
  • Tín dụng tăng trưởng thấp (T5 YTD ước tính chỉ tăng 2,7%).
  • Nợ xấu tăng cao (Tính hết Quý 1, nợ xấu đạt mức 2,9%, tăng từ 2% trong Quý 4/2022).
  • Triển vọng tăng trưởng bán lẻ hàng hóa & dịch vụ yếu.
  • Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hồi phục chậm do nhu cầu thế giới suy yếu.

Tuy nhiên cũng có những điểm sáng, cụ thể như:

  • Nguồn vốn FDI cho thấy sức chống chịu tốt.
  • Rất nhiều những chính sách hỗ trợ nền kinh tế (như hỗ trợ hệ thống Ngân hàng, các chính sách thúc đẩy nhà ở xã hội, quy hoạch điện 8 thông qua) được ban hành.
  • Tốc độ giải ngân đầu tư công đã cải thiện so với Quý 1. 5 tháng đầu năm 2023 giải ngân được ~25% kế hoạch được giao (so với ~10% kết Quý 1/2023).

Tin liên quanTriển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 của doanh nghiệpTriển vọng kinh tế nửa cuối năm 2023 của doanh nghiệp

Nền kinh tế Việt Nam hiện đã có độ mở lớn và sẽ không tránh khỏi vận động theo chu kì của nền kinh tế thế giới. Hiện tại, nền kinh tế phương Tây tiếp tục suy yếu, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa mạnh. Các chính sách hỗ trợ được chính phủ ban hành cũng sẽ cần thời gian (ước tính 4 - 6 tháng) để thẩm thấu. Do đó, duy trì đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang ở trong chu kì suy thoái và sẽ tiếp tục yếu đi trong Quý 2 - Quý 3

Với những kỳ vọng như: các chính sách hỗ trợ sẽ trở thành bệ đỡ cho nền kinh tế; Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ hơn và kéo nền kinh tế Châu Á đi lên; kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu có sự phục hồi từ Quý 4/2023

Dự ánThe Hill Villas Vĩnh HộiThe Hill Villas Vĩnh Hội

Nguồn: Wichart