Đà Nẵng nên thêm sản phẩm du lịch đặc thù hướng tới đối tượng thuộc giới siêu giàu

TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam cho rằng, nên có đề án hình thành hệ sinh thái du lịch cho đối tượng "siêu giàu" tại Đà Nẵng.

Tại Hội thảo “Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống” tổ chức tại Đà Nẵng sáng nay (27/6), TS. Lương Hoài Nam, cho hay cá nhân ông khi đến Đà Nẵng sau đại dịch COVID-19 đặc biệt vui khi thấy sự trở lại của các doanh nghiệp du lịch. 

Ông Nam cũng cho biết, năm 2021, Hội đồng tư vấn du lịch - TAB đánh giá về tiêu chí năng lực cạnh tranh điểm đến để phát triển du lịch, Đà Nẵng là số 1 Việt Nam.

Tiềm năng của thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam

Với những lợi thế này, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch cho rằng Đà Nẵng đang xác định rất đúng là đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. " Nếu cả nước du lịch đóng góp 9% vào GDP thì Đà Nẵng phải tận dụng mọi cơ hội, tiềm năng để đóng góp vào tăng trưởng cao hơn, khoảng 15% mới xứng đáng với tiềm năng", vị này khẳng định. 

Với quan sát của mình, ông Nam cũng nhận xét, Đà Nẵng có sự thận trọng hơn trong chống dịch, nên thành phố này mở cửa chậm hơn các địa phương khác một chút. Nhưng hiện nay khách nội địa đến Đà Nẵng đã đông trở lại. Với các hoạt động xúc tiến vừa qua của Thành phố và các doanh nghiệp, vị chuyên gia này tin rằng, thời gian tới Đà Nẵng sẽ phục hồi nhanh hơn. 

Tin liên quanNội lực Đà Nẵng sẵn sàng cho những bức phá mới.Nội lực Đà Nẵng sẵn sàng cho những bức phá mới.

Về khách quốc tế, ông Nam cho rằng sẽ khó khăn hơn bởi các ảnh hưởng về dịch bệnh, chiến tranh vẫn nhiều nên để phục hồi các thị trường quốc tế là không hề đơn giản. 

Theo ông Nam, trước khi có đại dịch COVID - 19, cứ hai tuần ngành du lịch Việt Nam kiếm được 1 tỷ USD từ khách quốc tế, hiếm có ngành nào có doanh thu khủng như vậy. 

Nhưng bối cảnh hiện nay, ông Nam cho rằng, cần thiết vừa tranh thủ khai thác nội địa thật tốt, vừa cố gắng tối đa khai thác các đường bay quốc tế. "Chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng mở hơn nữa chính sách visa, Mỹ, Úc, Ấn Độ... và toàn bộ các nước châu Âu. Tôi đi xúc tiến nước ngoài nhiều, khách du lịch quốc tế rất mệt mỏi khi làm thủ tục visa" ông Nam nói. 

Tin liên quanVietjet mở 7 đường bay quốc tế kết nối Đà Nẵng với Ấn Độ, Hàn Quốc, SingaporeVietjet mở 7 đường bay quốc tế kết nối Đà Nẵng với Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore

Theo dự báo, sân bay Đà Nẵng hoàn toàn có thể đưa công suất lên 30- 40 triệu khách/ năm và phát triển nhanh về phía Đông. Phải nhanh để đón cơ hội sau đại dịch, ông Nam nhấn mạnh. 

Để thu hút khách đến với Đà Nẵng, bà Trần Nguyện - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Sun World đã thông tin về định hướng sản phẩm mới mà Sun Group sẽ đem đến cho Đà Nẵng thời gian tới, để Thành phố “đã đẹp còn đẹp hơn, đáng đến còn đáng đến hơn với nhiều trải nghiệm độc đáo”. 

Theo đó, không chỉ mang tới một mùa hè 2022 sôi động, đại diện Tập đoàn Sun hứa sẽ làm cho Đà Nẵng lễ hội đẳng cấp trong chuỗi lễ hội Take me to the Sun, tới cuối năm 2022 (với 3 show diễn mới gồm: Núi lửa, Bông hồng vàng và Piano bay tại Sun World Ba Na Hills). 

"Năm 2023, công trình Hầm rượu Bà Nà cũng được hoàn thành. Đây là công trình có kiến trúc đặc biệt ấn tượng, và là nơi du khách có thể tìm hiểu quy trình sản xuất rượu vang chuẩn Pháp cũng như thưởng thức những loại vang được làm ngay tại Bà Nà", bà Nguyện cho biết. 

Tin liên quanSun Group hé lộ loạt siêu phẩm sắp xuất hiện tại Bà Nà HillsSun Group hé lộ loạt siêu phẩm sắp xuất hiện tại Bà Nà Hills

Trao đổi thêm, TS. Lương Hoài Nam cho rằng Việt Nam chưa có hệ sinh thái du lịch siêu giàu. "Hiện cả nước không có một chiếc trực thăng VIP, trực thăng y tế, trong khi 1 khách nhà giàu chi tiêu bằng hàng trăm khách bình thường. Chúng tôi kiến nghị cần sớm hình thành đề án về hệ sinh thái du lịch phục vụ giới siêu giàu. Đà Nẵng cũng nên hướng tới đối tượng này", ông Nam nêu quan điểm.

Nguồn: Cafef