- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Hết thời lợi dụng để ôm đất 'vàng', cổ phần hóa gần như rơi vào bế tắc
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất 'vàng' nhưng hiện nay nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tiến trình cổ phần hoá trở nên chậm trễ...
Gần hai năm qua, cả nước chỉ ghi nhận duy nhất một doanh nghiệp cổ phần hoá.
Trong phiên trả lời chất vấn chiều nay (6/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) về việc chậm trễ trong cổ phần hoá và trách nhiệm khi xảy ra sai phạm trong tiến trình cổ phần hóa.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, tại Nghị quyết 62 của Quốc hội đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất chậm, chỉ đạt một phần nhỏ kế hoạch đề ra.
"Đặc biệt, cơ quan thanh tra kết luận nhiều doanh nghiệp nhà nước có sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước", ông Cường nhấn mạnh.
Trước thực trạng trên, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm đối với thực trạng này.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho rằng tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất chậm, chỉ đạt một phần nhỏ kế hoạch đề ra - Ảnh: Quochoi.vn.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận công tác cổ phần hóa giai đoạn này chậm do nhiều nguyên nhân.
Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất là doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng đến nay, Nghị quyết 60 của Quốc hội và nghị định Chính phủ quy định không cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở, do đó, không còn địa tô chênh lệch nên không hấp dẫn doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương không phê duyệt phương án sử dụng đất, hay tính giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá cần thẩm định giá nhưng có nhiều rủi ro. Từ những lý do trên, các bộ, ngành, doanh nghiệp chưa trình phương án cổ phần hóa nên dẫn đến chậm trễ khi thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước thừa nhận công tác cổ phần hóa giai đoạn này chậm do nhiều nguyên nhân.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy trong 9 tháng của năm 2023, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022.
Về tình hình thoái vốn, lũy kế 9 tháng của năm 2023 đã thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp, trong đó 03 doanh nghiệp theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg, 01 doanh nghiệp theo Thông báo số 281/TB-VPCP, với giá trị 8,8 tỷ đồng, thu về 19 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 07 doanh nghiệp với giá trị là 53,5 tỷ đồng thu về 206,3 tỷ đồng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, theo Bộ Tài chính, tiến độ triển khai cổ phần hoá, thoái vốn chậm là do doanh nghiệp cổ phần hoá, thoái vốn có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, nhiều tài sản chuyên ngành, khó xác định giá trị nên việc xử lý tài chính tài sản, nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước và công tác chuẩn bị hồ sơ, phương án cần nhiều thời gian.
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ Tài chính đánh giá, nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nên còn tư tưởng né tránh.
Đồng thời, việc rà soát, lập kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức; công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước khi cổ phần hóa, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.
Việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc phê duyệt phương án sử dụng đất; xử lý tồn tại tài chính còn kéo dài.
Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi một cách đồng bộ cơ chế chính sách pháp luật liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.
Nguồn: Vneconomy
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan