Báo cáo tình hình kinh tế Thế giới Quý 1/2023

Kinh tế thế giới đang đối mặt với những khó khăn, hãy cùng điểm lại những sự kiện kinh tế Thế giới đã qua để có những nhận định tốt nhất cho ngành nghề của bạn.

1. Bối cảnh kinh tế Thế giới

1.1, Kinh tế Thế giới vẫn đối mặt với khó khăn?

  • Xung đột Nga – Ukraina vẫn phức tạp, khó lường.
  • Sự đổ vỡ, phá sản của một số ngân hàng lớn tại Mỹ, Thụy Sĩ,... => tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính - ngân hàng, niềm tin người dân, nhà đầu tư và làm tăng rủi ro tài chính - tiền tệ quốc tế.
  • Giá cả, lạm phát giảm nhiệt nhưng còn ở mức cao, lãi suất vẫn trong xu thế tăng trong nửa đầu năm và dự báo còn ở mức cao trong cả năm 2023.
  • Rủi ro an ninh năng lượng và an ninh lương thực vẫn hiện hữu.

Ảnh 1: Chính sách tiền tệ một số quốc gia

1.2, Diễn biến lãi suất Fed Funds Rate

Ảnh 2: Diễn biến lãi suất Fed Funds Rate

  • Mục tiêu của FED đưa lạm phát Mỹ về ngưỡng 2%.
  • FED đang phải cân bằng giữa việc giải quyết vấn đề lạm phát, việc  làm, với nguy cơ gây ra khủng hoảng tài chính sau vụ SVB và  Signature Bank..  
  • Ông Powell nhấn mạnh “giảm lãi suất là chuyện không nằm trong kịch bản chính của chúng tôi” trong thời gian còn lại của năm 2023.
  • Trong năm 2024, Fed dự báo lãi suất sẽ giảm xuống 4.3%, cao hơn dự báo 4.1% hồi tháng 12/2022

1.3, Sự sụp đổ của các ngân hàng: 

  • Giữa tháng 3, ba ngân hàng Mỹ liên tiếp sụp đổ chỉ trong vòng 1 tuần - bắt đầu là Silvergate Bank, tiếp đến là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
  • Tiếp đó, Ngày 18/3/2023, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB), UBS thực hiện mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF.

Tin liên quanNước Mỹ ghi nhận vụ phá sản ngân hàng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008Nước Mỹ ghi nhận vụ phá sản ngân hàng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008

1.4, Chỉ số XDY giảm do kỳ vọng FED sẽ có chính sách tiền tệ ôn hoà hơn. 

  • Chỉ số DXY giảm mạnh sau sự sụp đổ của SVB do thị trường kỳ vọng FED sẽ ôn hòa hơn trong chính sách tiền tệ.
  • Chỉ số DXY duy trì ở mức 102 ~ 104.
  • Đồng USD suy yếu? Tỷ lệ giao dịch thanh toán bằng USD giảm từ 51.3% 2013 xuống 40.12% vào tháng 1.2023. CNY của Trung Quốc đã thay thế USD trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga trong tháng 2-3 năm 2023.
  • Việt Nam có thêm dư địa để ổn định tỷ giá USD/VND.

1.5, Giá vàng thế giới tăng vọt, vượt ngưỡng 2000USD/ounce. 

  • Cuộc khủng hoàng ngân hàng, lạm phát, biến động địa chính trị đã kích hoạt một đợt tăng giá mới của vàng. Vàng được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng đô la Mỹ.
  • Các ngân hàng trung ương “ồ ạt” mua vàng để dự trữ.

1.6, Dự báo kinh tế thế giới năm 2023: 

  • Lạm phát thế giới dự báo sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao. World Bank dự báo lạm phát toàn thế giới sẽ hạ xuống mức 5% trong năm 2023 (từ mức 6,5% năm 2022).
  • Lãi suất sẽ bớt căng thẳng khi đà tăng lãi suất của FED sẽ chậm lại, nhưng khó có đảo chiều chính sách trong năm 2023, dự báo FED sẽ tăng lãi suất thêm 0.25% vào cuộc họp tháng 5.
  • Áp lực lãi suất tiếp tục làm suy yếu hoạt động sản xuất. PMI sẽ còn tiếp tục suy giảm do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt của năm 2022 và nhu cầu tiêu dùng sẽ còn sụt giảm do những lo ngại về suy thoái kinh tế. Dự báo IMF năm 2023, toàn thế giới sẽ có mức tăng trưởng 2.7%. 
  • Lịch họp FED còn lại trong năm 2023:

  • IMF hạ cấp triển vọng tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lạm phát dai dẳng, lãi suất cao và bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng sau khi 2 ngân hàng Mỹ sụp đổ, cụ thể xuống 2.8% từ mức 3,4% được tổ chức này đưa ra năm 2022. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được hỗ trợ bởi Trung Quốc bởi nước này đang mở cửa nền kinh tế.
  • Kinh tế Thế giới tăng trưởng chậm và có dấu hiệu suy thoái dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chiều hướng giảm mạnh.

Nguồn: Money Market Section.