- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Ngân hàng Nhà nước: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 2,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022, cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể…
Theo ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giải pháp quan trọng lúc này là tăng sức cầu của nền kinh tế.
Thông tin tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14-15% và đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng.
Đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022. Trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần khoảng 44% thị phần tín dụng, tăng trưởng khoảng 35% so với mức mà Ngân hàng Nhà nước đã giao. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần, tăng khoảng một nửa so với được giao. Do đó, có rất nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm.
Tuy vậy, nhìn lại thời điểm cùng kỳ, tín dụng đã tăng trưởng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021.
“Trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng không đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 24% và năm nay nhích hơn một chút nhưng tín dụng tăng như thế đã cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể so với năm ngoái”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Theo ông Hà, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng này.
- Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất khó khăn về đầu ra, tiêu thụ sản phẩm khó khăn dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm sút.
- Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu để vay vốn ngân hàng.
- Thứ ba, liên quan đến lĩnh vực bất động sản, nhiều dự án gặp khó khăn về pháp lý, ít dự án triển khai nên nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trong ngành cũng sụt giảm.
Trong bối cảnh này, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Chỉ tính riêng từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã giảm liên tục. Hiện lãi suất cho vay mới bình quân là 9,07%, giảm 0,9% so với năm ngoái. “Với số liệu này, dự kiến mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới”, ông Hà nói.
Với các khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02 cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có với doanh nghiệp. Với dư nợ mới, các ngân hàng sẽ tích cực cho vay nếu đủ điều kiện.
Ngoài ra, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, giải pháp quan trọng lúc này là tăng sức cầu của nền kinh tế. Do vậy, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ tìm kiếm tháo gỡ khó khăn thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực tài chính, khả năng tiếp cận tín dụng…
Nguồn: Vneconomy
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan