Quy hoạch điện VIII: Mở ra kỷ nguyên mới cho ngành điện, hứa hẹn thúc đẩy nền kinh tế cho Việt Nam.

Ngày 15/06/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, còn được gọi là Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển ngành điện của Việt Nam, với những định hướng mới mẻ và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững toàn cầu.

Lược sử quy hoạch điện qua các thời kỳ: 

Quy hoạch điện VI (2006-2015, tầm nhìn đến 2025): Trọng tâm của quy hoạch này là phát triển nguồn điện từ nhiệt điện than và thủy điện. Đồng thời, quy hoạch cũng nhấn mạnh việc tăng cường khả năng cung cấp điện cho các khu vực nông thôn, miền núi và các đảo xa.

Quy hoạch điện VII (2011-2020): Quy hoạch này tiếp tục nhấn mạnh việc phát triển nguồn điện từ nhiệt điện than và thủy điện. Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn so với quy hoạch VI là việc tạm hoãn thực hiện Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đồng thời, quy hoạch này cũng ghi nhận sự bùng nổ đầu tư vào các dự án điện mặt trời và điện gió.

Quy hoạch điện VIII (2021-2030, tầm nhìn đến 2045): Quy hoạch này đánh dấu sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Tỷ lệ nhiệt điện than dự kiến sẽ giảm mạnh, từ 29% năm 2020 xuống còn khoảng 15-19% vào năm 2045. Đồng thời, quy hoạch này cũng nhấn mạnh việc phát triển năng lượng tái tạo, với tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo dự kiến chiếm từ 26,5% đến 28,4% trong tổng công suất đặt toàn quốc vào năm 2045. Đặc biệt, quy hoạch điện VIII định hướng phát triển các nguồn dùng nhiên liệu truyền thống chuyển sang khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với quy mô rất lớn.

Điện VIII sẽ mang lại giải pháp gì và hiệu quả ra sao? 

Để thực hiện quy hoạch này, Việt Nam cần đầu tư: 2021-2030 khoảng 99,32-115,96 tỷ USD, và khoảng 180,1-227,38 tỷ USD trong giai đoạn 2031 - 2045.

Nếu theo đúng kế hoạch của Điện VIII, công suất nguồn điện toàn hệ thống Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh từ 77,800 MW năm 2022 lên tới ~531,000 MW năm 2050.

Công suất nguồn điện toàn hệ thống (Đơn vị: Nghìn MW)

 Tỷ lệ nguồn điện 2021 - 2050 theo quy hoạch điện VIII

Ghi chú 1: Nguồn điện khác cho 2030-2050 bao gồm: (1) điện lưu trữ, (2) điện linh hoạt, và (3) điện đồng phát, khí dư. Nguồn điện linh hoạt & lưu trữ có thể đến từ các nguồn như điện mặt trời, điện gió. Do đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo thực tế giai đoạn 2050 có thể cao hơn số báo cáo trong mục Năng lượng tái tạo trên biểu đồ.

Quy hoạch điện VIII đã đưa ra các giải pháp, cơ chế thực hiện quy hoạch như: Đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng linh hoạt hơn đối với yêu cầu đầu tư các công trình điện; đề xuất cơ chế xây dựng Kế hoạch phát triển điện lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện; đề xuất cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải...

Dự ánSun Riva VistaSun Riva Vista

Nhìn chung, Quy hoạch điện VIII nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, tối ưu hóa nguồn lực, và thu hút đầu tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Quy hoạch điện VIII mang lại các giải pháp và hiệu quả. Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy nền kinh tế tương lai của Việt Nam theo nhiều cách: Tạo ra cơ hội đầu tư, Phát triển năng lượng tái tạo, Nâng cao an ninh năng lượng, Thúc đẩy công nghệ và nghiên cứu. 

Tuy nhiên, việc chuyển dịch từ nhiên liệu truyền thống sang khí LNG cần được thực hiện một cách cẩn trọng, bởi nguồn cung chủ yếu sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Quy hoạch điện VIII không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành điện Việt Nam mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả nước.

Nguồn: Lala Vie Investment tổng hợp tin tức