- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Quan chức Fed vẫn bất đồng quan điểm về lãi suất
'Bồ câu' và 'diều hâu' từ lâu đã được các nhà quan sát ngân hàng trung ương sử dụng để mô tả khuynh hướng chính sách tiền tệ của các nhà hoạch định chính sách, trong đó những người theo khuynh hướng 'bồ câu' tập trung hơn vào rủi ro đối với thị trường lao động, trong khi 'diều hâu' tập trung hơn vào mối đe dọa lạm phát.
Chủ tịch Fed Jerome Powell
Trong giai đoạn lạm phát tăng cao, toàn bộ các quan chức Fed đều ủng hộ việc tăng lãi suất mạnh mẽ. Theo đó, Fed đã tăng lãi suất thêm 525 điểm cơ bản kể từ tháng 03/2022 để kiềm chế lạm phát. Lần tăng lãi suất gần đây nhất của Fed là vào tháng 7 khi tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 5,25% -5,5%.
Tuy nhiên giờ đây, khi các nhà hoạch định chính sách của Fed ghi nhận sự cải thiện về lạm phát và sự hạ nhiệt trên thị trường lao động cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự kiến, sự chia rẽ trong quan điểm càng rõ ràng hơn, với nhiều lựa chọn đa dạng hơn: tăng lãi suất lần nữa, bỏ qua bây giờ nhưng sẵn sàng tăng trở lại khi cần, hoặc tạm dừng kéo dài.
Những phát biểu gần đây của các quan chức Fed cho thấy rõ sự bất đồng quan điểm của họ về lộ trình lãi suất của Fed. Trong đó Chủ tịch Fed Jerome Powell đang nghiêng theo quan điểm “diều hâu”. Ông phát biểu hôm 19/10 rằng: Những bằng chứng bổ sung về sự tăng trưởng bền bỉ trên xu hướng hoặc sự thắt chặt trên thị trường lao động sẽ không sớm nới lỏng có thể khiến lạm phát gặp rủi ro hơn nữa và có thể đảm bảo thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Trong phát biểu ngày 11/10/2023, Thống đốc Fed Michelle Bowman cũng cho rằng, lãi suất chính sách có thể cần phải tăng hơn nữa và duy trì ở mức hạn chế trong một thời gian để đưa lạm phát trở lại mục tiêu của Fed. Một Thống đốc Fed khác, Lisa Cook, cũng cho biết hôm 21/06 rằng: “Nếu được xác nhận, tôi sẽ tiếp tục tập trung vào lạm phát cho đến khi công việc của chúng tôi hoàn thành”. Chủ tịch Fed Dallas ngày 19/10 cũng nhấn mạnh: “Trọng tâm của tôi là ổn định giá cả và có thể cần thắt chặt hơn nữa để đạt được nhiệm vụ của chúng tôi”.
Tuy nhiên cũng có nhiều quan chức Fed muốn quan sát thêm diễn biến lạm phát trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. “Chúng ta có thể chờ đợi, quan sát và xem nền kinh tế phát triển như thế nào trước khi đưa ra những động thái dứt khoát trên lộ trình điều chỉnh lãi suất chính sách”, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết hôm 18/10/2023.
Tương tự, Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker ngày 18/10/2023 cũng cho rằng: “Đây là lúc chúng ta nên ngồi lại một chút. Có thể là trong một thời gian dài; có thể không. Nhưng hãy xem mọi thứ diễn biến như thế nào trong vài tháng tới”.
Loretta Mester - Chủ tịch Fed Cleveland hôm 24/10/2023 cũng cho biết: “Chúng ta có thể đang ở gần hoặc ở điểm giữ nguyên lãi suất”. Trước đó hôm 26/9, Neel Kashkari - Chủ tịch Fed Minneapolis cho biết: “Hôm nay tôi đặt xác suất 40%” cho kịch bản “chúng ta sẽ phải đẩy lãi suất quỹ liên bang lên cao hơn”.
Lại có những luồng quan điểm trung lập. Phó Chủ tịch Philip Jefferson hôm 09/10/2023 cho biết: “Chúng ta đang trong giai đoạn quản lý rủi ro nhạy cảm, khi chúng ta phải cân bằng giữa rủi ro chưa thắt chặt đủ và rủi ro chính sách quá hạn chế”.
Tuy nhiên hầu hết các quan chức Fed đều có chung quan điểm sẽ phải duy trì lãi suất cao trong một thời gian dài để đưa lạm phát về mục tiêu 2% của Fed. “Theo quan điểm của tôi, câu hỏi quan trọng nhất vào thời điểm này không phải là liệu có cần tăng lãi suất bổ sung trong năm nay hay không, mà là chúng ta sẽ cần duy trì lãi suất ở mức đủ hạn chế trong bao lâu để đạt được mục tiêu của chúng ta”, Michael Barr - Phó chủ tịch phụ trách giám sát cho biết hôm 2/10.
Chủ tịch Fed New York John Williams hôm 18/10 cũng cho rằng, “cần duy trì lập trường chính sách hạn chế này trong một thời gian”. Tương tự Susan Collins - Chủ tịch Fed Boston cho biết hôm 12/10: “Khả năng phục hồi mà chúng ta thấy trong nền kinh tế là một phần lý do tại sao, theo quan điểm của tôi, lãi suất có thể cần phải duy trì ở mức cao lâu hơn”. Cụ thể hơn, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bosti cho biết hôm 20/10: “Tôi có thể nói rằng cuối năm 2024” mới có khả năng cắt giảm lãi suất.
Được biết tất cả 12 Chủ tịch Fed khu vực đều tham gia thảo luận và tranh luận về chính sách tiền tệ tại các cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), được tổ chức 8 lần một năm, nhưng chỉ có 5 người bỏ phiếu tại bất kỳ cuộc họp nào, bao gồm Chủ tịch Fed New York và 4 người khác theo lịch trình luân phiên hàng năm.
Nguồn: Thời báo ngân hàng
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan