- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh đến năm 2050 cần kinh phí khủng hơn 3 triệu tỷ đồng
11 dự án trọng tâm trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh với tổng kinh phí "khủng" lên đến 3,084 triệu tỷ đồng huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ quốc tế, đầu tư tư nhân và đối tác công tư…
Đến năm 2050 sẽ xây dựng trước 3 đoạn của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh) với kinh phí hơn 1,3 triệu tỷ đồng.
Theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Quyết định số 876/QĐ-TTg về Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải (Gọi tắt là Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh) vừa được ban hành, 5 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đều phải chuyển đổi, hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
5 nhiệm vụ để thực hiện hóa mục tiêu
Quyết định số 876 chỉ rõ mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.
Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
Để hiện thực hoá các mục tiêu cụ thể tại chương trình, Quyết định số 876 cũng chỉ rõ 5 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản.
Đó là: xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch; chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh và áp dụng với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, thủy nội địa, tàu biển hoạt động tuyến nội địa, tàu bay.
Cùng với đó là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và truyền thông.
Lộ diện 11 dự án trọng tâm
Đáng chú ý, chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh cũng bật mí danh mục dự án trọng tâm trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh với tổng kinh phí đến năm 2050 lên đến 3.084.148 tỷ đồng.
Bao gồm hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác vận hành 5.000km đường bộ cao tốc với kinh phí 813.000 tỷ đồng; chuẩn bị và xây dựng 3 đoạn của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Vinh - Nha Trang, Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh) hơn 1,3 triệu tỷ đồng; đầu tư xây dựng tuyến đường sau bến số 3, 4, 5, 6, 7, 8 thuộc khu bến cảng Lạch Huyện, cảng biển Hải Phòng khoảng 2.000 tỷ đồng…
Kinh phí nêu trên là số tạm tính, số liệu cụ thể sẽ được thể hiện khi triển khai đầu tư các dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định số 876 cũng chỉ rõ nguồn lực thực hiện các dự án trên được huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, nhà nước và tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải để triển khai.
Theo đó, thứ nhất, với đường bộ, ưu tiên hoàn thành 5.000 km đường bộ cao tốc; cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế; kết nối thuận lợi các quyết quốc lộ đến các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh trên mạng quốc lộ chính yếu, mở rộng ra mạng lưới đường bộ toàn quốc; hạ tầng trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại các cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, bến xe và nhà ga.
Xây dựng quy định, tiêu chí bến xe khách xanh, trạm dừng nghỉ xanh; xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi bến xe khách, trạm dừng nghỉ theo tiêu chí xanh...
Thứ hai, với đường sắt, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; nâng cấp 7 tuyến đường sắt hiện hữu; ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP. Hồ Chí Minh với Cần Thơ; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP. Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Cùng với đó, cải tạo, nâng cấp hạ tầng tuyến, ga đường sắt hiện có, cơ bản đáp ứng việc chuyển đổi phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh.
Thí điểm xây dựng một số đoạn tuyến đường sắt mới đáp ứng việc chuyển đổi phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh tiến tới đầu tư xây dựng, phát triển toàn bộ các tuyến đường sắt mới theo định hướng điện khí hóa đáp ứng cho phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.
Xây dựng quy định, tiêu chí nhà ga xanh và triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi toàn bộ nhà ga theo tiêu chí xanh.
Thứ ba, với đường thủy nội địa, cải tạo, nâng cấp các tuyến chính đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km; phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa, từng bước hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng.
Xây dựng, ban hành quy định, tiêu chí cảng thủy nội địa xanh; triển khai, áp dụng mô hình cảng xanh.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho phương tiện và trang thiết bị tại các cảng thủy nội địa.
Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp cảng thủy nội địa chuyển đổi năng lượng xanh.
Thứ tư, với hàng hải, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cái Mép; triển khai đề án phát triển cảng xanh.
Xây dựng, ban hành quy định, tiêu chí cảng xanh; triển khai áp dụng tiêu chí cảng xanh tại các cảng biển Việt Nam.
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển, chuyển đổi cảng xanh.
Thứ năm, về hàng không, phát triển hệ thống cảng hàng không hợp lý, theo hướng đồng bộ, hiện đại, ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn như cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Long Thành; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho tàu bay, phương tiện mặt đất và các trang thiết bị tại cảng hàng không.
Xây dựng quy định, tiêu chí cảng hàng không, sân bay xanh; xây dựng và thực hiện chương trình chuyển đổi cảng hàng không, sân bay xanh.
Thứ sáu, về giao thông đô thị, quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng cung cấp điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt; mở rộng, phát triển hạ tầng phục vụ phương tiện giao thông công cộng. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan