Ngân hàng phá sản tại Việt Nam và những điều cần biết.

Tại Việt Nam tình trạng ngân hàng phá sản đã có hay chưa hãy cùng Lala Vie Investment đọc và tìm hiểu sâu hơn.

Ngân hàng là một tổ chức tài chính để người dân hoặc doanh nghiệp gửi tiền vào và quyết định sử dụng tiền đó để sử dụng vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Trên thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa ghi nhận lịch sử về ngân hàng phá sản. Bởi việc phá sản phải trải qua một quy trình phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.

Có hay không việc ngân hàng phá sản ở Việt Nam?

I, Luật pháp có cho phép ngân hàng phá sản hay không? 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy địnhNgân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

Có thể thấy việc ngân hàng phá sản là có thể diễn ra. Tuy nhiên, trước khi việc phá sản diễn ra thì nhà nước sẽ đưa phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:

a) Phương án phục hồi;

b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;

c) Phương án giải thể;

d) Phương án chuyển giao bắt buộc;

e) Phương án phá sản.

Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì mới đến giai đoạn tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Trên thực tế, lịch sử vẫn chưa ghi nhận trường hợp ngân hàng phá sản nào tại Việt Nam.

II, Vì sao ngân hàng phá sản chỉ đền bù 125 triệu?

Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù. Theo quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì mỗi cá nhân tại một tổ chức ngân hàng sẽ được bảo đảm đến 125 triệu trong trường hợp ngân hàng phá sản.

"Tại sao không bảo hiểm toàn bộ số tiền gửi? Vì làm vậy thì cơ chế sẽ bị lạm dụng. Các ngân hàng sẽ trục lợi, huy động tiền gửi bằng cách tăng lãi suất mà không quan tâm đến rủi ro". _ Theo ông Nguyễn Trọng Nhân tác giả sách Bóc Phốt Tài chính. 

III, Tại Việt Nam đã có ngân hàng phá sản nào chưa?

Hiện chưa có thông tin hay dữ liệu về bất kỳ trường hợp ngân hàng phá sản nào. Lịch sử chỉ ghi nhận 3 ngân hàng xảy ra hiện tượng âm vốn là OceanBank, GPBank và VNCB. Các ngân hàng này không tái cơ cấu được và bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.

Các ngân hàng trở thành ngân hàng 0 đồng đều do các nhà lãnh đạo phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 165 Bộ Luật hình sự). 

Vào tháng 12 năm 2015, Phó cục trưởng C46 (nay là C03) Nguyễn Trọng Long được truyền thông trong nước dẫn lời, theo đó nói số nợ xấu của ba ngân hàng 0 đồng (gồm OceanBank, GPBank và VNCB) và DongA Bank (bị NHNN vào ngày 13/8/2015 ra Quyết định kiểm soát đặc biệt) là "khoảng 50-70 nghìn tỷ đồng" _ Wikipedia.

Điều 149d, khoản 4 quy định rõ: "Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Việc này nhằm tránh trường hợp phải tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước, tiền thuế người dân để tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, âm vốn, chính quyền thì trong tương lai có thể cho phép ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên thì việc phá sản một tổ chức tín dụng (TCTD) là một vấn đề có tác động mạnh đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với các TCTD, có thể dẫn đến đổ vỡ hệ thống các TCTD, ảnh hưởng đến sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ nên nhà nước sẽ kiểm soát để để việc đó không xảy ra. 

Đến nay, NHNN chưa phải áp dụng biện pháp phá sản đối với bất kỳ ngân hàng yếu kém nào – Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nói.

IV, Các thương vụ mua lại ngân hàng với giá 0 đồng hiện nay ra sao?

1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank)

Hai ngân hàng “0 đồng” Oceanbank và CBBank đã được Chính phủ lên phương án xử lý và khả năng được chuyển giao cho hai nhà băng lớn là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB).

Tại hội nghị triển khai nghiệm vụ kinh doanh 2022 của OceanBank, ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch Ngân hàng Quân đội (MB) đã có mặt phát biểu với tư cách khách mời. Ông Thái cho biết: "Việc hợp tác với OceanBank vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là cơ hội của MB". Theo lộ trình của NHNN mà (Chính phủ đã cho phép), MB sẽ phối hợp với OceanBank kiểm tra hệ thống dữ liệu và xây dựng phương án trình Chính phủ.

Lãnh đạo ngân hàng này cũng chia sẻ: Trường hợp không thành công, MB không thể trả lại "ngân hàng 0 đồng" cho Nhà nước nhưng có thể bán đi như một khoản đầu tư hoặc IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần. Còn nếu tái cơ cấu thành công, ngân hàng đó có thể sáp nhập vào MB giúp quy mô tài sản của MB tăng lên.

2, Ngân Hàng Xây Dựng (CBBank)

Với Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Vietcombank đã tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành và ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với nhà băng này từ năm 2014.

Tại đại hội cổ đông 2022, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, Vietcombank có đủ khả năng đưa tổ chức tín dụng này trở lại hoạt động bình thường. Lộ trình cụ thể vẫn chưa được tính tới do còn phụ thuộc tình hình tài chính ngân hàng nhận chuyển giao, quy mô và mức độ các biện pháp hỗ trợ, diễn biến tình hình thị trường, dù vậy dự kiến thời gian xử lý sẽ là 8-10 năm.

3, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí toàn cầu GPBank

Hiện GPBank từng ngỏ ý tìm đối tác lớn quan tâm và cũng từng có ngân hàng thương mại (NHTM) lớn bày tỏ mong muốn “đón” về nhưng vẫn chưa tìm được đối tác phù hợp.

V, Vậy tin đồn ngân hàng phá sản của SCB - Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn là chính xác hay không?

Như đã nêu ở trên, trong quá khứ nhà nước ghi nhận mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng chỉ có OceanBank, GPBank và CBBank. Không có thông tin về ngân hàng nào đã phá sản hay SCB sắp phá sản. 

Vào hôm ngày 6/10/2022, ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, đồng thời cũng là Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ngân hàng SCB đã đột ngột qua đời. Cùng ngày, HĐQT TVSI ra Nghị quyết số 85 bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Cường - Thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, thay cho ông Nguyễn Tiến Thành, kể từ ngày 7/10/2022. 

Trường hợp về ngân hàng SCB bị đồn sắp phá sản do vỡ nợ là chưa chính xác, dẫn đến tình trạng một số người dân đến các văn phòng giao dịch của SCB để rút tiền trước thời hạn, gây ra nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

ngân hàng SCB có bị phá sản hay không?

Bên cạnh đó, ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an có thông tin quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (Công ty An Đông).

Liên quan đến thông tin vụ việc bà Trương Mỹ Lan bị Công an khởi tố điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn cho biết, SCB đã rà soát và khẳng định mình không liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. Đồng thời, Công ty An Đông cũng không phải cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan cũng không tham gia quản lý hay điều hành tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Vậy tin đồn SCB sắp phá sản là hoàn toàn không có cơ sở. 

VI, Ngân hàng SCB và Sacombank hoàn toàn khác nhau.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn có tên viết tắt là (SCB). 

Ngân hàng Sacombank hay còn gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB).

Do tên viết tắt các ký tự đầu này khiến cho ngân hàng Sacombank phải họp báo và phát thông báo để tránh tình trạng nhầm lẫn tên ngân hàng, kéo theo việc rút tiền ồ ạt từ người dân.

Thông báo của ngân hàng sacombank về những ồn ào xoay quanh việc phá sản

Thông báo của Ngân hàng Sacombank. 

Trên là những thông tin chi tiết về chủ đề "Ngân hàng phá sản" Bất kỳ ngân hàng lớn nhỏ nào khi rơi vào tình trạng phá sản đều ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân, khách hàng khi gửi tiền ở ngân hàng đó. Do vậy, trước nguy cơ một ngân hàng có dấu hiệu bị phá sản thì Nhà nước sẽ có những văn bản quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Lala Vie Property Investment biên soạn.