'Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra thảm hoạ kinh tế'

Ngày 25/4/2023, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã cảnh báo rằng việc Quốc hội không nâng trần nợ của chính phủ thì hậu quả vỡ nợ sẽ gây ra một “thảm hoạ kinh tế” khiến lãi suất tăng cao hơn trong nhiều năm tới.

Trong bài phát biểu chuẩn bị cho một sự kiện ở Washington với các giám đốc điều hành kinh doanh từ California, cho biết việc Mỹ không trả được nợ sẽ dẫn đến mất việc làm tăng cao, đồng thời đẩy các khoản thanh toán hộ gia đình cho các khoản thế chấp, vay mua ô tô và thẻ tín dụng tăng cao hơn nữa.

Bà Janet Hellen, bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ

Bà Janet Hellen - Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ

Những chia sẻ của Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ

Bà nói rằng “trách nhiệm cơ bản” của Quốc hội là tăng hoặc đình chỉ mức trần vay 31,4 nghìn tỷ đô la, đồng thời cảnh báo rằng việc vỡ nợ sẽ đe doạ tiến bộ kinh tế mà Hoa Kỳ đã đạt được kể từ đại dịch COVID-19.

Bà Yellen nói với các thành viên của Phòng Thương mại Thành phố Sacramento: “Việc vỡ nợ của chúng ta sẽ tạo ra một thảm hoạ kinh tế và tài chính.” Vỡ nợ sẽ làm tăng chi phí vay nợ vĩnh viễn. Các khoản đầu tư trong tương lai sẽ rất khó khăn.

Nếu trần nợ không được nâng lên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với thị trường tín dụng rất xấu và chính phủ có thể sẽ không thể cấp các khoản thanh toán cho các gia đình quân nhân và người cao tuổi dựa vào quỹ An sinh xã hội.

“Quốc hội phải bỏ phiếu để tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ. Họ nên làm như vậy mà không cần điều kiện và không nên đợi đến phút cuối cùng.” Bà Yellen nói với các nhà lập pháp vào tháng 1, rằng chính phủ chỉ có thể thanh toán các hoá đơn của mình cho đến đầu tháng 6 mà không tăng giới hạn mà chính phủ đã đưa ra vào tháng 1.

Không giống hầu hết các nước phát triển khác, Hoa Kỳ đặt ra giới hạn cứng nhắc về số tiền có thể vay. Bởi vì chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu vào, các nhà lập pháp buộc phải định kỳ tăng trần nợ.

Kenvin McCarthy, lãnh đạo Hạ viện do đảng Cộng hoà kiểm soát, tuần trước đã đưa ra một kế hoạch sẽ cắt giảm gấp đôi khoản chi tiêu 4,5 nghìn tỷ đô với mức tăng trần nợ 1,5 nghìn tỷ đô, đã gọi đó là cơ sở cho các cuộc đàm phán trong các tuần sắp tới.

Nhà Trắng khẳng định không nên liên kết hai vấn đề này với nhau và Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát có khả năng bác bỏ đề xuất này.

Các thị trường tài chính ngày càng lo ngại về tình trạng bế tắc, đẩy chi phí bảo hiểm nợ của Mỹ lên mức cao nhất trong một thập kỷ, với các nhà phân tích tài chính cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ ngày càng tăng.

Nguồn: Retuers