- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Phân vùng kiến trúc cảnh quan dọc sông Hàn - Đà Nẵng
Các trục đô thị chính của Đà Nẵng chạy theo hướng Bắc – Nam dọc theo Bờ Đông và hai bên sông Hàn bao gồm đường Trường Sa, đường Võ Nguyên Giáp -Trường Sa, đường Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, đường Bạch Đằng - Trần Phú và theo hướng Đông Tây dọc theo Vịnh Đà Nẵng trên đường Nguyễn Tất Thành, Điện Biên Phủ, Lê Duẩn- Đống Đa và Hoàng Thị Loan. Đây là những trục giao thông đô thị chính kết nối các khu vực thương mại, sử dụng hỗn hợp và du lịch, bao gồm trung tâm hành chính, phố mua sắm dọc theo sông Hàn và vành đai du lịch dọc theo bờ Đông.
Định hướng phân khu cảnh quan
Gồm có 03 khu vực cảnh quan được xác định đó là - Khu Ven Sông, Khu Lõi xanh trung tâm và Khu Sườn Đồi. Những khu vực này được tổ chức nhỏ hơn thành 12 phân khu với những đặc tính riêng biệt. Mỗi phân khu được xác định dựa trên các đặc tính và chức năng riêng biệt. Trong đó bao gồm các nút đề xuất, hiện trạng tự nhiên (đặc điểm địa hình và thiên nhiên) và những kiến trúc được xây dựng (di sản, diện mạo và mật độ đô thị).
1. Tổ chức không gian khu trung tâm thành phố
1.1. Bối cảnh thiết kế đô thị trung tâm
Khu vực nghiên cứu bao gồm một phần quận Hải Châu và một phần Sơn Trà, và xoay quanh Trung tâm thành phố và phần mở rộng. Khu vực này tiếp giáp với đường Hoàng Diệu - Ông Ích Khiêm - Đống Đa – công trình cầu vượt sông Hàn –Vân Đồn –Trần Thánh Tông – Vương Thừa Vũ – Võ Nguyên Giáp – Nguyễn Văn Thoại – cầu Trần Thị Lý – Duy Tân. Việc phân tích khu vực này để xác định các cơ hội và thách thức chính được giải quyết theo thiết kế đô thị đề xuất.
Khu vực này xoay quanh trung tâm thành phố, phần mở rộng, cùng các khu dọc sông Hàn và bờ Đông, với diện tích 631 ha.
Hiện tại, những khu vực này bao gồm trung tâm thương mại và du lịch chính, cùng với các toà nhà cao tầng, khách sạn, các cửa hàng thương mại, các làng dân cư đô thị quy mô nhỏ, các tuyến phố bán lẻ, các bãi biển, đường đi bộ và dịch vụ ẩm thực. Đặc trưng của các trung tâm đô thị này là thương mại, du lịch và giá trị lịch sử. Các dự án tiềm năng được xác định trong ranh giới thiết kế đô thị này để giới thiệu các giải pháp thiết kế chính cho các vấn đề đô thị của Đà Nẵng.
Thiết kế đô thị được đề xuất nhằm biến trung tâm đô thị Đà Nẵng thành một điểm đến. Nó xác định và đề xuất các điểm thu hút mới nhằm hiện đại hóa trung tâm thành phố, đồng thời bổ sung các điểm tham quan hiện tại phía tây. Đề xuất cũng lựa chọn một số địa điểm để xác định cải tạo đô thị.
Các địa điểm văn hóa và lịch sử hiện tại được bảo tồn và tích hợp cùng với các phát triển đô thị và không gian công cộng mới. Những địa điểm này được kết nối với nhau qua tuyến phố đi bộ và các kết nối giao thông công cộng để hình thành một mạng lưới tích hợp các điểm đến độc đáo.
Bối cảnh thiết kế đô thị tổng thể cho khu vực trung tâm
Bản đồ điểm đến (Sẽ được cập nhật lại)
Bản đồ điểm đến xác định các điểm đến đa dạng ở trung tâm Đà Nẵng. Các điểm đến này có thể tiếp cận dễ dàng qua mạng lưới phố đi bộ, bao gồm các đường đi dạo ven sông/biển, các hành lang xanh và các đường phố.
Các điểm đến chính trong khu vực:
Văn Hóa và Lịch Sử
- Bảo tàng Điêu khắc Chăm
- Bảo tàng lịch sử
- Bảo tàng Hồ Chí Minh và Quân khu 5
- Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
- Giáo xứ chính tòa Đà Nẵng
- Thành Điện Hải
- Bảo tàng sống
Hành Chính và Thương Mại
- Quảng trường trung tâm
- Chợ Cồn – Chợ Hàn gắn với tuyến phố thương mại Hùng Vương
- Phố đi bộ
- Dự án Gateway Đà Nẵng
Các không gian mở và Công viên
- Công viên APEC
- Công Viên và cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi
- Sân vận động Chi Lăng
1.2 Quy hoạch sử dụng đất cho khu trung tâm
Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm
Quy hoạch sử dụng đất được đề xuất chi tiết hơn cho khu vực thiết kế đô thị. Sử dụng đất đề xuất nhằm tìm cách thúc đẩy sự sôi động hơn nữa ở vùng lõi của Đà Nẵng. Các sử dụng hỗn hợp được khuyến nghị nhằm cung cấp sự cân bằng của những địa điểm cho sinh sống và làm việc, với các không gian cho các sử dụng xã hội, tiện ích, giải trí và công viên. Đồng thời, trung tâm hành chính hiện tại sẽ trở thành trung tâm thương mại.
Nhiều không gian xanh và mở sẽ được giới thiệu như những không gian thư giãn bên trong khu đô thị đông đúc. Các hành lang xanh và đường đi dạo mặt sông/biển đánh dấu các hành lang đi bộ lớn nhằm kết nối các nút chính trong khu vực thiết kế đô thị.
Do đó, việc sử dụng đất sẽ làm sinh động không gian công cộng và tạo ra một môi trường đi bộ an toàn và hấp dẫn nhằm khuyến khích người dân đi bộ và đạp xe, nhằm kết nối sử dụng hỗn hợp sôi động với các phát triển thương mại.
1.3 Mạng lưới giao thông
Quy hoạch mạng lưới đường bộ khu vực trung tâm
Đề xuất thiết kế đô thị tìm cách đạt được kết nối mạnh mẽ và hiệu quả. Mạng lưới đường đề xuất trong Mục 2.1.2 được đánh giá kỹ hơn, với lối ra vào dành cho xe cộ được kiểm soát phù hợp với các chức năng của tuyến đường.
Quy hoạch bãi đỗ xe và sắp xếp đậu xe có tổ chức hơn để đem lại môi trường đi bộ chất lượng cao. Hiện tại, xe máy và ô tô đỗ dọc theo các con đường hẹp và lối đi bộ, dẫn đến việc cản trở di chuyển và tầm nhìn. Ưu tiên phát triển các bãi đỗ xe công cộng ở trung tâm thành phố và các bãi xe chung được khuyến khích tại các cửa ngõ của các phát triển quan trọng, nhằm cung cấp chỗ đậu xe đầy đủ và thuận tiện cách xa đường phố công cộng.
Mạng lưới giao thông (BRT/LRT, Bus, Trung tâm TOD và bãi đỗ xe)
Với mục tiêu thúc đẩy giao thông công cộng, đề xuất thiết kế đô thị tích hợp nhiều chế độ giao thông để phát triển một hệ thống thuận tiện và hấp dẫn.
Dựa trên mạng lưới đã đề xuất, các tuyến giao thông cụ thể được đề xuất trở thành một hệ thống toàn diện kết nối các điểm đến quan trọng tại Đà Nẵng. Trong đó bao gồm 3 tuyến LRT/BRT, một mạng lưới xe bus hỗ trợ và một tuyến giao thông thủy, với các nút giao giao thông vận tải đa phương thức được tích hợp.
TOD cũng được đề xuất tại 4 nút chính, bao gồm khu CBD và Trung tâm Hành chính, Văn Hóa mới. Như đã đề cập trong Mục 2.1.4, những phát triển TOD này sẽ là các Đầu mối trung tâm Giao thông tích hợp. Cho phép chuyển giao suôn sẻ giữa các chế độ giao thông công cộng khác nhau, lối vào liền mạch cho phương tiện không động cơ và người đi bộ, và cung cấp các tiện ích đa dạng. Bãi đậu xe công cộng chung cũng sẽ nằm gần kề các phát triển TOD này nhằm khuyến khích người dân đỗ phương tiện giao thông cá nhân tại đây để chuyển sang phương tiện công cộng.
1.4, Đường chân trời đô thị
Phối cảnh trung tâm đô thị
(1) Khu Bảo tàng sống (với các tòa tháp sử dụng hỗn hợp mới đề xuất)
(2) Khu Quảng trường trung tâm
(3) Khu CBD (Cao nhất: tòa nhà sử dụng hỗn hợp mới đề xuất, độ cao 250m)
(4) Các điểm nhấn kiến trúc ven biển (Cao nhất: Dự án Gateway mới đề xuất, độ cao 250m)
Tổng quan đường chân trời đô thị
(1) Đường đi bộ
(2) Khu CBD (Cao nhất: tòa nhà sử dụng hỗn hợp mới đề xuất, độ cao 250 m)
(3) Dự án Đà Nẵng Gateway (Cao nhất: Tổ hợp Khách sạn và Casino ven biển, cao 250m)
2, Định hướng các khu vực cửa ngõ
- Cửa ngõ phía Bắc của Đà Nẵng từ Huế vào bằng đường bộ nằm tại phía Nam đèo Hải Vân. Bằng đường biển, cửa ngõ chính sẽ là Bến tàu du lịch Tiên Sa.
- Ở phía Nam từ tỉnh Quảng Nam, có ba cửa ngõ: trên đường Trường Sa dọc theo bờ Đông; trên đường Trần Đại Nghĩa tại khu Đổi Mới Sáng Tạo; và trên đường Quốc lộ 1 tại trạm thu phí, đường cao tốc Bắc-Nam.
- Từ phía Tây (đi Tây Nguyên), có cửa ngõ tại Quốc lộ 14B thuộc Hòa Khương. Các phát triển cửa ngõ được khuyến nghị ở đây như điểm tiếp cận chính vào Đà Nẵng.
3, Tổ chức không gian quảng trường
Quảng trường thành phố được đề xuất là không gian công cộng phục vụ người dân Đà Nẵng. Nó là một khu vực có diện tích 9ha nằm trong một cảnh quan độc đáo sát mặt sông, trung tâm hành chính và Thành Điện Hải. Sau khi hoàn thành dự án này, Quảng trường trung tâm sẽ trở thành không gian công cộng biểu tượng cho người dân và sự quản lý đô thị mạnh mẽ của Đà Nẵng.
Dự án tiếp giáp đường Bạch Đằng, Trần Phú, Quang Trung và Lý Tự Trọng. Để triển khai dự án, sẽ có một tuyến đường ngầm đoạn tại đường Trần Phú và bãi đỗ xe ngầm sẽ thay thế cho bãi đỗ xe ngoài trời hiện nay. Những điều này sẽ giải phóng không gian mặt đường, cho phép nó trở thành một không gian công cộng rộng lớn. Cuối cùng, các tòa nhà được bảo vệ hiện tại như tòa nhà UBND Thành phố, cũng sẽ được khuyến khích chuyển đổi thành các công năng phù hợp để hài hòa hơn với Quảng trường thành phố.
Khu vực quãng trường thành phố đề xuất
Quảng trường thành phố được đặc trưng bởi các công trình kiến trúc đại diện cho sự phát triển hiện đại và cấp tiến gắn liền với bề dày lịch sử và văn hóa của Đà Nẵng. Các công trình kiến trúc điểm nhấn là:
(1) Thành Điện Hải
(2) Bảo tàng Đà Nẵng (42 Bạch Đằng)
(3) Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
(4) Khách sạn Novotel
(5) Trung tâm triển lãm quy hoạch kiến trúc thành phố (bến du thuyền cũ)
(6) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng/ Tòa nhà UBND
(7) Hầm đậu xe
(8) Đường ngầm
(9) Cảng sông Hàn
(10) Công viên phần mềm số 1
4, Tổ chức không gian tại các điểm nhấn đô thị
4.1. Bảo tàng sống
Diễn họa một góc đường bảo tàng sống
Các làng đô thị truyền thống tại Đà Nẵng được ưu đãi với các con đường có quy mô phù hợp với con người và các con hẻm sôi động, tràn ngập cuộc sống đường phố. Một Bảo tàng sống được đề xuất để bảo vệ kết cấu hiện tại của những làng đô thị này, và để giới thiệu về lịch sử và lối sống tại Đà Nẵng. Đồng thời, Bảo tàng sống sẽ trở thành một điểm đến du lịch độc đáo cho phép du khách trải nghiệm phong cách sống trong quá khứ và hiện tại của người dân địa phương trong một khung cảnh không gian đích thực.
Để dung hòa với các yêu cầu về các không gian mở hơn với mật độ cao hơn, một vùng rộng 11ha sẽ thực hiện phát triển sử dụng hỗn hợp và phát triển gia tăng. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của các phát triển hiện tại và duy trì các đặc tính của đường phố, đồng thời xúc tác các hoạt động thương mại trong làng đô thị.
Một hành lang xanh cũng được đề xuất để kết nối Bảo tàng sống với trung tâm CBD và khu mặt sông. Một bãi đậu xe nhiều tầng được khuyến nghị tại ranh giới của khu Bảo tàng sống để đáp ứng các nhu cầu đậu xe. Điều này cũng giảm các phương tiện chướng ngại dọc đường, khiến đường phố thân thiện hơn với người đi bộ và cho phép nhiều hoạt động sôi động hơn.
- Làng đô thị được giữ gìn
- Các tòa nhà hiện trạng
- Các tòa nhà sử dụng hỗn hợp mới
- Đường đi bộ có mái che
- Nền bãi đậu xe
- Đình làng Hải Châu
Bảo tàng sống này bao gồm những địa điểm đặc trưng như đình làng, bờ sông, chợ truyền thống, quảng trường, công viên, nhà thờ, nhà hát,…
Khu vực bảo tàng sống đề xuất
4.2 Trung tâm CBD
Với mục tiêu tái thiết đô thị hiện đại của Đà Nẵng, một CBD (Khu trung tâm) được đề xuất mới để trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố.
Việc di dời theo quy hoạch của Khu Công nghiệp An Đồn đem đến một cơ hội để định vị một CBD mới trên một vùng đất chưa được khai thác hiệu quả. CBD mới này sẽ phục vụ như một trung tâm quan trọng, và cho phép Đà Nẵng giới thiệu hình mẫu đô thị, các tòa nhà và các loại hình kiến trúc mới nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển Đà Nẵng hiện đại. Nó cũng cho phép Đà Nẵng có một không gian tầm nhìn đô thị với đường chân trời liên tục từ Quảng trường trung tâm ở phía Tây đến các tòa nhà dọc theo bờ Đông sông Hàn.
Tổng cộng, CBD mới sẽ có diện tích 62 ha, bao gồm vùng lõi rộng 40 ha được liên kết khối đế các tòa nhà để phục vụ giao thông và bãi đậu xe, phía trên là không gian công cộng, ưu tiên cho người đi bộ. Các tòa nhà chính được liệt kê dưới đây:
- Cụm các tòa nhà sử dụng hỗn hợp (Giới hạn độ cao: 250 m)
- Cụm các tòa nhà sử dụng hỗn hợp (Giới hạn độ cao: 150 m)
- Cụm các tòa nhà sử dụng hỗn hợp (Giới hạn độ cao: 110 m)
- Tòa nhà biểu tượng (Độ cao: 250 m)
- Khu lõi CBD với đường đi bộ và nền bãi đậu xe
Phối cảnh khu vực trung tâm CBD và mặt cắt A-A
(1) Cụm tòa nhà sử dụng hỗn hợp (giới hạn độ cao: 250 m)
(2) Cụm tòa nhà sử dụng hỗn hợp (giới hạn độ cao: 150 m)
(3) Cụm tòa nhà sử dụng hỗn hợp (giới hạn độ cao: 110 m)
(4) Tòa nhà biểu tượng (Độ cao: 250 m)
(5) Sảnh cảnh quan dành cho người đi bộ
(6) Nền đậu xe (2 tầng)
Nguồn: dananggov
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan