- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Đà Nẵng, hướng đến nền tảng phát triển dài hạn
Hơn hai thập niên qua, Đà Nẵng đã có những bước phát triển đầy ấn tượng. Trên hành trình đó, con tàu Đà Nẵng đôi lúc cũng không tránh khỏi những lúc 'tròng trành', đối diện với không ít khó khăn, thách thức.
Để có những bước tiến mạnh hơn nữa, tạo đà phát triển trong giai đoạn tiếp theo, Đà Nẵng cần phải có những động lực mới với một tầm nhìn dài hạn hơn.
Sau chặng đường phát triển mạnh mẽ, Đà Nẵng không chỉ tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại được các ngành chức năng kết luận, còn phải đối diện với những khó khăn từ đại dịch COVID-19 cũng như “ngưỡng phát triển”. Bởi theo nhiều chuyên gia kinh tế, dư địa phát triển Đà Nẵng dường như đã gần đạt đến ngưỡng, để có những bước tiến mạnh hơn nữa, tạo đà phát triển trong giai đoạn tiếp theo, Đà Nẵng cần phải có những động lực mới với một tầm nhìn dài hạn hơn.
Nhưng điều đó, có lẽ sẽ không hề dễ dàng đối với một thành phố có nền kinh tế phụ thuộc vào dịch vụ, du lịch là “trụ đỡ”. Động lực nào để Đà Nẵng phát triển trên chặng đường tiếp theo có lẽ là một câu trả lời đầy khó khăn, đòi hỏi cần có thời gian để kiểm nghiệm.
Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Đà Nẵng với hai cột mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Điều đó, đặt ra trọng trách rất lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đối với sự phát triển của Đà Nẵng trong vòng mấy chục năm đến.
Đi cùng với đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần định hình rõ quy hoạch, định hướng phát triển Kinh tế xã hội của Đà Nẵng trong hơn 20 năm đến và giải quyết hài hòa giữa bài toán phát triển kinh tế, đô thị với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Động lực nào để Đà Nẵng phát triển trên chặng đường tiếp theo có lẽ là một câu trả lời đầy khó khăn, đòi hỏi cần có thời gian để kiểm nghiệm.
Với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ, Trung ương đã dành thêm các nguồn lực để đầu tư cho Đà Nẵng.
Từ nguồn vốn Trung ương bổ sung, Dự án bến cảng Liên Chiểu cùng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu tạo ra tuyến đường vận tải độc lập, kết nối đường nội bộ cảng Liên Chiểu đi đường tránh Nam Hải Vân đã được khởi công trong những tháng đầu năm 2023. Từ đây, trong một tương lai không xa, một khu vực rộng lớn phía Tây Bắc gồm Liên Chiểu, Hòa Vang sẽ phát triển theo hướng trung tâm dịch vụ logistic kết hợp với khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; để kết nối có tuyến giao thông cả đường bộ, đường thủy và tuyến đường sắt Bắc-Nam. Có thể nói, dự án Cảng Liên Chiểu không chỉ là một dự án động lực; một đòn bẩy kinh tế mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng.
Cùng với đó, Đà Nẵng cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được Trung ương xác định là một trong ba Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, và thành lập ba Khu công nghệ cao quốc gia để thu hút các nguồn lực đầu tư về công nghệ cao, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và thế giới.
Nếu xem Đồ án quy hoạch chung là nền tảng, định hình phát triển Đà Nẵng, thì với chủ trương đồng ý cho phép nghiên cứu, lập Đề án Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra thêm một hướng mới trong xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời gian đến để tái cơ cấu nền kinh tế, thu hút đầu tư.
Một trung tâm tài chính như vậy sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải vốn cho cả nền kinh tế đồng thời còn giúp liên kết các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố cũng như tạo lập vai trò trung tâm, động lực tăng trưởng của cả khu vực duyên hải miền Trung.
Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để hình thành nên một trung tâm tài chính khu vực với trọng tâm là phát triển Fintech (tài chính công nghệ).
Năm 2023, Đà Nẵng triển khai thực hiện chủ đề năm 2023 “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội” gồm 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Nhiều dự án đầu tư được tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện các kết luận thanh tra để khơi thông nguồn lực đất đai; khơi thông các nguồn lực liên quan đến các vướng mắc về quy hoạch; khơi thông các nguồn lực liên quan đến các vướng mắc về đầu tư;…
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXII của Thành ủy và Nghị quyết của HĐND thành phố.
Nhìn lại quãng thời gian đã qua sau đại dịch, chúng ta có thể cảm nhận được những khía cạnh tích cực khác về sự trở lại, đóng góp tích cực của ngành dịch vụ vào sự phát triển nền kinh tế thành phố, trong việc chuẩn bị hạ tầng, đất đai để thu hút đầu tư vào thành phố.
Hiện nay, KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, KCN Hòa Ninh, KCN Hoà Nhơn, Cụm công nghiệp Hoà Liên trên cơ sở chuyển đổi KCN hỗ trợ Khu CNC đang dần được hình thành, tạo quỹ đất thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nhà máy nước Hòa Liên được xây dựng từ nguồn đầu tư công đã chính thức đi vào vận hành đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ người dân và cũng như mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
Chia sẻ những băn khoăn về xây dựng trung tâm tài chính khu vực, một số chuyên gia kinh tế rất thẳng thắn, Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để hình thành nên một trung tâm tài chính khu vực với trọng tâm là phát triển Fintech (tài chính công nghệ). Nhưng để một trung tâm tài chính khu vực được hình thành với đầy đủ các thành tố, chúng ta sẽ phải đi một chặng đường hai mươi năm hoặc có thể hơn, dẫu có khó khăn nhưng không thể không bước đi, bởi ở đó là tầm nhìn của quốc gia chứ không chỉ riêng của Đà Nẵng để đưa đất nước phát triển và vượt qua những thách thức, nguy cơ tụt hậu, thách thức bẫy thu nhập trung bình,... trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động.
Thật sự là như vậy, tất cả những quyết sách, vấn đề được nêu ở trên, có thể nói đều mang tính căn cơ, bước đi dài hạn và đã vượt qua tư duy nhiệm kỳ. Sự phát triển của một thành phố có bền vững hay không phụ thuộc vào những bước đi như vậy, đó một sự chuẩn bị, tầm nhìn dài hạn đối với sự phát triển của Đà Nẵng trong vòng vài mươi năm đến.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan