- Chủ đề
- Tin tức trong nước
- Thông tư 06
- The Hill Villas Vĩnh Hội
- Sun Cosmo Residence Da Nang
- Tin tức Thế Giới
- Hoiana Residences
- Sol by Melia Cam Ranh
- Tập đoàn Sun Group
- Sân Golf Bà Nà
- Tin tức du lịch
- Sun Riva Vista
- Sun Hoàng Trà Đà Nẵng
- Gran Melia Nha Trang
- Sun Neva Island Đà Nẵng
- Le Méridien Residences Đà Nẵng
- Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Thị trường Bất Động Sản
- Sân Golf BRG Đà Nẵng
- Vĩnh Hội- Quy Nhơn
- Warburg Pincus
- Lodgis Hospitality
- The Ocean Villas Quy Nhơn
- Hoiana Shores Golf Villas
- Fusion Resort & Villas Đà Nẵng
Cuộc giải cứu bí mật Credit Suisse của Thuỵ Sĩ gây chấn động toàn cầu
Vài ngày trước cuộc họp báo được triệu tập khẩn cấp vào cuối ngày Chủ nhật vừa qua, giới tinh hoa chính trị của Thuỵ Sĩ đang bí mật chuẩn bị một động thái có thể gây chấn động toàn cầu.
Biến cố ở Credit Suisse
Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ và nó không giống như các ngân hàng địa phương sụp đổ gần đây ở Mỹ, "Credit Suisse là 1 định chế có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu" - Scott Kimball, lãnh đạo Loop Capital Asset Management nhận định.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên trong vài năm qua, Credit Suisse liên tiếp phải đối mặt với các thông tin tiêu cực như:
- Ngân hàng này đã từng thuê thám tử tư theo dõi các cựu giám đốc, dẫn đến việc CEO khi đó từ chức và ra đi vào tháng 2/2020.
- Credit Suisse cũng từng đánh mất gần 6 tỷ USD, sau khi quỹ đầu tư Archegos Capital Management của Mỹ vỡ nợ vào tháng 3/2021.
- Cũng trong năm 2021, Credit Suisse phải nỗ lực thu hồi khoảng 2 tỷ USD trong số 10 tỷ USD bị ràng buộc ở các quỹ liên quan đến Greensill. Greensill Capital đã sụp đổ hồi tháng 3/2021 và trở thành một trong những bê bối lớn nhất của ngành tài chính trong những năm gần đây.
- Sau đó, ngân hàng của Thụy Sĩ này đã bị phạt vì qua mặt các nhà đầu tư trong vụ bê bối "trái phiếu cá ngừ" của Mozambique suốt từ năm 2012 đến năm 2016.
- Sang đến tháng 1/2022, Chủ tịch Antonio Horta-Osorio của Credit Suisse buộc phải từ chức vì vi phạm các quy định cách ly phòng dịch Covid-19 để tham dự Wimbledon. Ít lâu sau, vào tháng 7/2022, CEO của Credit Suisse từ chức vì lý do cá nhân và sức khỏe.
Vào ngày 16/03 vừa qua, cả cổ phiếu và trái phiếu của ngân hàng này đều lao dốc mạnh. Một số ngân hàng lớn nhất trên thế giới quay lưng với ngân hàng Thụy Sĩ, chạy đua để bảo vệ tài sản của mình trước rủi ro.
Cụ thể, cổ phiếu Credit Suisse giảm 31%, chạm đáy mới. Trong khi đó trái phiếu của Credit Suisse cũng lao dốc xuống mức cảnh báo tình hình tài chính của ngân hàng này đang căng thẳng. Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay, đây là điều hiếm khi xảy ra ở 1 ngân hàng tầm cỡ như vậy.
Vấn đề mới với Credit Suisse xảy ra đúng thời điểm 2 ngân hàng của Mỹ sụp đổ vì không phòng ngừa tốt rủi ro.
Cuộc giải cứu bí mật Credit Suisse của NHTW Thuỵ Sĩ.
Vụ sáp nhập được hỗ trợ bởi quỹ nhà nước Thuỵ sĩ lên đến 260 Swiss Franc (280 tỷ USD) dẫn đến việc một trong những ngân hàng hàng đầu của Thuỵ Sĩ bị xoá sổ và một động thái ủng hộ các cổ đông của ngân hàng nhưng lại gây bất lợi cho các nhà đầu tư trái phiếu sẽ thúc đẩy nền tài chính toàn cầu.
Ảnh minh họa
Thuỵ Sĩ từ lâu đã là một pháo đài trung lập về chính trị được đảm bảo vị thế là nơi trú ẩn an toàn được yêu thích đối với giới thượng lưu giàu có. Tuy nhiên sự kiện này đi ngược lại một trong những bài học quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cuộc giải cứu tập trung vào những rủi ro thậm chí còn lớn hơn một gã khổng lồ ngân hàng là UBS Group AG.
Hơn thế nữa, việc khiến các trái chủ chịu áp lực cho các nhà đầu tư chứng khoán từ những người cho vay có liên kết với UBS - Credit Suisse, đẩy chi phí vay của họ tăng cao trong mối đe doạ đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ và Bộ trưởng tài chính không bình luận các vấn đề liên quan trong lúc này.
Bị vùi dập bởi nhiều năm bê bối và thua lỗ, Credit Suisse đã chiến đấu với cuộc khủng hoảng niềm tin vào chính mình trong nhiều tháng. Trong vài ngày, sự sụp đổ của nó đã được phong toả.
Ngay sau khi tin tức được công bố vào ngày 12 tháng 3 rằng chính phủ Hoa kỳ sẽ can thiệp để đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi của hai Ngân hàng đang gặp khủng hoảng để đảm bảo nhu cầu về tiền mặt, tâm điểm chú ý mới là Credit Suisse.
Khách hàng đã rút 110 tỷ đô la từ ngân hàng có trụ sở tại Zurich trong ba tháng cuối năm 2022.
Một người làm môi giới cho một số cuộc giải cứu ngân hàng Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính, phát biểu với Reuters rằng sau khi chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, thì không có gì để nghi ngờ khi UBS sẽ được kêu gọi để vực dậy Credit Suisse.
Vào ngày 13/3 nhân viên Ngân hàng đã gọi điện cho UBS cảnh báo nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới rằng họ nên chuẩn bị nhận cuộc gọi từ chính quyền Thụy Sĩ.
Hai ngày sau đó, Credit Suisse bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Nhận xét của chủ tịch ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê út, Ammar AI Khudairy, người nói rằng ông không thể đầu tư thêm vào ngân hàng Thuỵ Sĩ đã khiến cổ phiếu của Credit Suisse rơi vào tình trạng khó khăn.
Nguồn tin tiếp tục cho biết rằng thương vụ sát nhập UBS khiến cho dòng tiền gửi chảy ra ngoài với số lượng đáng kể ngay sau đó, và họ từ chối đưa ra các con số về chúng.
Tại trung tâm ngân hàng Zurich và Bern áp lực đang gia tăng, thủ phủ của bang Alpine. Tuy nhiên, khi các cuộc thảo luận để cứu vãn Credit Suisse đang diễn ra, các nhà quản lý Thụy Sĩ FINMA và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nói rằng "vấn đề của một số ngân hàng ở Hoa Kỳ không gây nguy cơ lây lan trực tiếp cho thị trường tài chính Thụy Sĩ", tuy nhiên, họ sẽ tài trợ cho ngân hàng với khả năng tiếp cận tài trợ nguồn lực không giới hạn.
Ngân hàng Credit Suisse thông báo vào hôm thứ Năm rằng tỷ lệ bao phủ thanh khoản trung bình, một thước đo chính về lượng tài sản giống như tiền mặt tại ngân hàng có, không thay đổi trong khoảng thời gian từ ngày 8/3 đến ngày 14/3, bất chấp cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đang xảy ra.
Vào hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Karin Keller - Sutter, nói với cuộc họp báo rằng cuộc hỗ trợ cho Credit Suisse đã được đồng ý nhưng được giữ bí mật vì sợ làm mọi người hoảng sợ với hàng loạt thông báo khẩn cấp.
Cô cho biết đã liên hệ chặt chẽ với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt. Cả hai quốc gia đều có các công ty con lớn của Credit Suisse với hàng ngàn nhân viên.
Có rất ít sự liên lạc với Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt, điều này chứng tỏ cánh tay của Credit Suisse ở Luxembourg, Tây Ban Nha và Đức nhỏ hơn nhiều.
Các nhà đầu tư Saudi, với khoảng 10% cổ phần trong ngân hàng, đã gây áp lực lên Thụy Sĩ, cảnh báo rằng họ có thể có hành động pháp lý nếu không thu hồi được một số khoản đầu tư xấu số của mình.
Hội đồng quản trị của Credit Suisse quan tâm đến việc duy trì sự thống nhất trong bối cảnh ngày càng trở nên gay gắt và tranh luận về việc chi trả cho các cổ đông. Các cơ quan quản lý cũng muốn tránh việc xóa sổ các cổ đông có thể dẫn đến việc ngân hàng phải đóng cửa, có khả năng khiến quốc gia phải đau đầu hơn chỉ vài giờ sau khi đứng về phía Credit Suisse.
Cuối cùng Thụy Sĩ đã đồng ý, chọn xóa sạch 16 tỷ Swiss Franc trái phiếu, bồi thường cho các cổ đông 3 tỷ Swiss Franc và đảo ngược nguyên tắc chính về tài trợ của ngân hàng - cụ thể là, các cổ đông chứ không phải trái chủ chịu đòn đầu tiên do ngân hàng đổ vỡ.
Nó đánh dấu một kết thúc ô nhục cho một tổ chức được thành lập bởi Alfred Escher, một ông trùm Thụy Sĩ được mệnh danh là Vua Alfred I, người đã giúp xây dựng ngành đường sắt của đất nước.
"Đây không phải là gói cứu trợ," Keller-Sutter nói với các nhà báo. Thomas Jordan, giám đốc ngân hàng trung ương, đã bảo vệ gói này là cần thiết để chống lại bất kỳ cú sốc nào lớn hơn. Keller-Sutter nói: “Người đóng thuế trong kịch bản này có ít rủi ro hơn. "Việc phá sản sẽ là rủi ro cao nhất vì chi phí cho nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ rất lớn."
"Khi bạn là ngân hàng dành cho các tỷ phú, tiền gửi có thể bay đi rất nhanh"
Nguồn: Cafef, Reuters - Lala Vie Property Investment dịch
Bạn đọc quan tâm
Tin tức liên quan